Ngày làm việc thứ 2, kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh khóa XVII (trực tiếp)

Theo dự kiến chương trình, sáng mai (15/12), các đại biểu tiếp tục thảo luận tại hội trường, thông qua các nghị quyết và bế mạc kỳ họp.

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Duy Thành phát biểu tại phiên chất vấn

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Duy Thành tiếp thu ý kiến chất vấn của đại biểu, đồng thời giải trình làm rõ thêm 4 vấn đề quan trọng được đem ra “mổ xẻ” tại phiên chất vấn.

Kết luận giám saátBí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Thị Thúy Lan đánh giá cao sự chuẩn bị của Chánh án TAND tỉnh. Tuy nhiên, ngành cần nghiêm túc nhìn nhận lại để có giải pháp khắc phục những tồn tại,không thể vì dịch bệnh, khó khăn về biên chế, cơ sở vật chất mà dẫn đến xét xử chậm, muộn.

Đại biểu Hoàng Nam Chung chất vấn

Đại biểu Hoàng Nam Chung ( tổ Phúc Yên): Báo cáo công tác năm 2021 của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy, mặc dù tỉ lệ án sơ thẩm bị sửa, hủy do nguyên nhân chủ quan lử dưới mức chỉ tiêu mà Quốc hội giao cho ngành Tòa án nhân dân. Tuy nhiên, số lượng bản án sơ thẩm bị sửa, hủy do nguyên nhân chủ quan cho thấy chất lượng giải quyết án của cấp sơ thẩm còn nhiều hạn chế, làm cho việc giải quyết các vụ án, các tranh chấp, khiếu kiện kéo dài, các quy định của pháp luật không được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Đề nghị ông cho biết, TAND tỉnh Vĩnh Phúc đã có những biện pháp cụ thể nào để khắc phục những nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng này?

Đại biểu Đõ Quang Trung chất vấn

Đại biểu Đỗ Quang Trung (tổ Vĩnh Yên): Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh Covid 19, phát sinh một số loại tội phạm liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh. Vậy hệ thống Tòa án hai cấp tỉnh Vĩnh Phúc đã có chỉ đạo và giải pháp gì trong việc xét xử các loại tội phạm trên trong tình hình mới, phục vụ kịp thời nhiệm vụ chính trị của địa phương?

Trong báo cáo của Tòa án có nhắc đến tỷ lệ xét xử lưu động; đây được xem là giải pháp hữu hiệu trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến người dân. Vậy trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh covid-19, thì hệ thống Tòa án hai cấp tỉnh Vĩnh Phúc có những giải pháp gì để vừa đảm bảo công tác xét xử lưu động, vừa thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19?

Đại biểu Nguyễn Thị Minh Hiên chất vấn

Đại biểu Nguyễn Thị Minh Hiên (tổ Lập Thạch) : : Qua giám sát của Ban Pháp chế cho thấy: Còn một số bản án, quyết định Tòa án tuyên chưa rõ, sai sót về số liệu, sai thông tin người tham gia tố tụng nên phải đính chính, giải thích; một số bản án, quyết định của Tòa án tuyên chưa chính xác, như: Ghi nhận xử lý tài sản (đất) theo hợp đồng thế chấp, trong khi đó hợp đồng thế chấp chưa được thẩm định chặt chẽ dẫn đến các chiều cạnh thửa đất không trùng với sơ đồ thửa đất; thửa đất không có lối đi... nên rất khó khăn cho công tác thi hành án.Đề nghị, ông Chánh án TAND tỉnh cho biết nguyên nhân, trách nhiệm và biện pháp giải quyết trong thời gian tới như thế nào? để sớm khắc phục tình trạng trên?

Nguyên nhân, giải pháp dể nâng cao tỷ lệ đối thoại, hòa giải tại tòa án?

Đại biểu Nguyễn Thái Thịnh chất vấn

Đại biểu Nguyễn Thái Thịnh (tổ Vĩnh Tường): Tỷ lệ giải quyết các vụ việc dân sự năm 2021 chưa đạt chỉ tiêu (đạt 63%, chỉ tiêu QH giao 78%, TAND Tối cao giao 85%). Một số vụ án dân sự, hành chính, kinh doanh thương mại thời gian giải quyết vụ án còn kéo dài, một số vụ án phải tạm đình chỉ giải quyết, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự. Đề nghị ông Chánh án TAND tỉnh cho biết nguyên nhân, trách nhiệm, giải pháp thực hiện trong thời gian tới như thế nào để khắc phục tình trạng trên?

Chánh án TAND tỉnh Đinh Ngọc Huân báo cáo

16 giờ 20 phút: Chánh án TAND tỉnh Đinh Ngọc Huân báo cáo công tác xét xử các vụ án hình sự, các vụ việc dân sự, kinh doanh thương mại, hành chính.

Kết luận nội dung này, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Thị Thúy Lan nhấn mạnh, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác đảm bảo an toàn giao thông còn những bất cập, cần tiếp tục có biện pháp căn cơ để giảm thiểu tai nạn, đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

Giám đốc Sở GTVT tiếp tục trả lời từng câu hỏi của đại biểu.

Đại biểu Hà Thị Thanh Nhàn chất vấn

Đại biểu Hà Thị Thanh Nhàn (tổ Sông Lô): Hiện nay trên địa bàn thành phố Vĩnh yên có rất nhiều điểm nóng về mất an toàn giao thông, lấn chiếm long đường, vỉa hè như T50, Dốc Láp, chợ Vĩnh Yên, chợ Tổng …gây mất an toàn giao thông, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị. Đề nghị ông cho biết giải pháp để chấm dứt tình trạng trên trong thời gian tới?

Đại biểu Phan Tiến Dũng chất vấn

Đại biểu Phan Tiến Dũng ( tổ Phúc Yên): Hiện nay tuyến đường BOT quốc lộ 2 (đoạn từ cầu Xuân Phương đến trạm thu phí Quất Lưu), đã dừng thu phí. Tuyến đường này hiện mặt đường đang xuống cấp nghiêm trọng; trạm thu phí chưa được dỡ đi ảnh hưởng đến phương tiện và người tham gia giao thông, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Xin hỏi ông Giám đốc Sở GTVT có giải pháp như thế nào để giải quyết vấn đề trên?

Giám đốc Sở GTVT Lê Văn Kiên trả lời chất vấn

Giám đốc Sở GTVT Lê vVn Kiên trả lời từng cầu hỏi của đại biểu

Đại biểu Nguyễn Thị Xuyến chất vấn

Đại biểu Nguyễn Thị Xuyến (tổ Yên Lạc) :Kinh phí bảo trì đường bộ được giữ lại, tuy nhiên có tuyến đường chưa được nâng cấp. Kinh phí 2021 chưa được phân bổ, địa phương khó khăn trong việc tu sửa đường.

Đại biểu Nguyễn Phương Nam chất vấn

Đại biểu Nguyễn Phương Nam (tổ Vĩnh Tường) một số bộ phận tham gia thông ý thức kém, lạng lách, đánh võng. Đề nghị giám đốc cho biết nguyên nhân, ngành có giải pháp gì khắc phục?

Đại biểu Hoàng Nam Chung chất vấn

Đại biểu Hoàng Nam Chung (tổ Phúc Yên): Việc đầu tư hạ tầng giao thông đường bộ, giao thông đô thị còn bất cập, có nơi còn chồng chéo, chất lượng công trình chưa cao, kéo dài, để khắc phục và tạo đột phá về hạ tầng, ông tham mưu đề xuất UBND tỉnh thế nào?

Dải phân cách trồng cây, che khuất đã được khắc phục nay xuất hiện biển báo, đường ngang, đề nghị ông có giải pháp khắc phục.

Đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng chất vấn

Các đại biểu tiếp tục đặt câu hỏi. Đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng (tổ Bình Xuyên): Một số vị trí, nút giao trên đường tỉnh có bất cập về giao thông, vị trí hay xảy ra tai nạn giao thông cần lắp đèn cảnh báo giao thông đã được Sở Giao thông Vận tải, Công an tỉnh và địa phương kiểm tra xem xét nhiều lần tuy nhiên việc lắp đặt thực tế còn chậm triển khai nên ảnh hưởng an toàn giao thông trên tuyến như: (nút giao cầu chui đường sắt xã Sơn Lôi thuộc ĐT.310B; nút giao vào TDP Thống nhất trên đường ĐT.310B; nút giao ĐT.310 và ĐT.310B TT Bá Hiến…). Đề nghị Giám đốc Sở Giao thông Vận tải cho biết nguyên nhân và giải pháp trong thời gian tới để kịp thời lắp đặt hệ thống đèn cảnh bảo giao thông, đảm bảo an toàn giao thông đối với các nút giao thông trên?

Giám đốc Sở GTVT Lê Văn Kiên trả lời chất vấn

Giám đốc Sở GTVT Lê Văn Kiên trả lời cụ thể từng câu hỏi của các đại biểu.

Đại biểu Nguyễn Xuân Phương chất vấn

Đại biểu Nguyễn Xuân Phương (tổ Tam Dương) đề nghị ông Giám đốc Sở GTVT cho biết vai trò của sở trong việc thiết lập quản lý trật tự hành lang ATGT đối với các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ; công tác quản lý vận hành sau đầu tư đối với các đèn tín hiệu giao thông trên địa bàn tỉnh được triển khai như thế nào ở thời điểm hiện tại và trong thời gian tới?

Hiện nay các dự án có chi phí liên quan đến ATGT, yêu cầu bắt buộc phải thẩm định ATGT theo quy định tại điều 11, Nghị định 11 ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và thông tư 50 ngày 23/9/2015 của Bộ giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 11. Tuy nhiên hiện nay các địa phương gặp nhiều khó khăn trong việc xác định chi phí này đối với các dự án chỉ yêu cầu lập báo cáo KTKT, trong khi đó Sở GTVT không thẩm định và chưa tham mưu UBND tỉnh hướng dẫn tổ chức thực hiện, dẫn tới làm chậm tiến độ thực hiện dự án và khi triển khai thực hiện gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức nghiệm thu đưa vào sử dụng. Trách nhiệm của Sở GTVT trong việc thẩm định và tham mưu UBND tỉnh hướng dẫn về chi phí An toàn giao thông đối với các dự án chỉ yêu cầu lập báo cáo KTKT cho UBND cấp huyện, UBND cấp xã quyết định đầu tư thuộc trường hợp phải thực hiện thẩm định ATGT theo quy Nghị định số 11/2010/NĐ-CP Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ?

Đại biểu Lê Đăng Tạo chất vấn

Đại biểu Nguyễn Đăng Tạo (tổ Vĩnh Yên) đề nghị Giám đốc Sở GTVT cho biết những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm và kết quả thực hiện của ngành GTVT trong việc quản lý hoạt động vận tải hành khách, hàng hóa trên đường bộ theo Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ, đảm bảo phù hợp với thực tiễn công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh?

Hạ tầng giao thông có vai trò rất quan trọng đối với việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua vẫn còn một số dự án giao thông bị chậm tiến độ; một số dự án cải tạo, nâng cấp các tuyến đường giao thông nhất là các tuyến đường nội thị chưa có sự phối hợp tốt giữa các cấp, các ngành dẫn đến còn chồng chéo, bất cập, không đồng bộ làm lãng phí nguồn lực và giảm chất lượng công trình, gây khó khăn cho người dân trong việc đi lại. Đề nghị đồng chí Giám đốc Sở GTVT cho biết những giải pháp trọng tâm của ngành GTVT trong thời gian tới để khắc phục tình trạng nêu trên.

Giám đốc Sở GTVT Lê Văn Kiên báo cáo

15 giờ 20 phút:Giám đốc Sở Giao thông vận tải (GTVT) Lê Văn Kiên báo cáo về công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh.

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Thị Thúy Lan nhấn mạnh, qua phiên chất vấn có thể thấy đa số các địa phương đã triển khai thực hiện Nghị quyết 38. Việc cải tạo các thủy vực cũng không có gì khó khăn, vướng mắc. Chỉ cần các địa phương quyết tâm là triển khai xong trong năm 2022. Đại diện các địa phương, Chủ tịch UBND huyện Bình Xuyên Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND thành phố Phúc Yên Phan Tiến Dũng, Chủ tịch HĐND huyện Vĩnh Tường Đàm Hữu Khanh cho biết các địa phương sẽ quyết tâm triển khai thực hiện xong trong năm 2022.

Giám đốc Sở TN&MT Nguyễn Kim Tuấn, Giám đốc Sở Tài chính Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc Sở KH&ĐT Nguyễn Văn Độ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Khước đã trả lời nội dung này.

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đề nghị Giám đốc Sở TN&MT trả lời rõ việc thực hiện Nghị quyết 38 khó khăn nhất là gì, trách nhiệm thuộc cơ quan nào?

Giám đốc Sở TN&MT Nguyễn Kim Tuấn trả lời chất vấn

Giám đốc Sở TN&MT Nguyễn Kim Tuấn trả lời các câu hỏi của từng đại biểu.

Đại biểu Phùng Đắc Chiến chất vấn

Đại biểu Phùng Đắc Chiến ( tổ Sông Lô) nêu: Tiến độ triển khai cải tạo các thủy vực, khu vực nào làm trước?

Đại biểu Đàm Hữu Khanh chất vấn

Đại biểu Đàm Hữu Khanh (tổ Vĩnh Tường) nêu : Việc hỗ trợ nạo vét, cải tạo các thủy vực tiếp nhận nước thải trong khu dân cư theo Nghị quyết 38/2019/NQ-HĐND ngày 15/7/2019 của HĐND tỉnh là rất cần thiết, góp phần từng bước khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong các khu dân cư. Hiện nay, các sở ngành đã ban hành các văn bản hướng dẫn các địa phương thực hiện; tuy nhiên trình tự thủ tục, các bước để thực hiện đối với dự án nạo vét, cải tạo các thủy vực tiếp nhận nước thải phức tạp, đối với các dự án nạo vét, cải tạo các thủy vực sử dụng vốn ở cả 3 cấp ngân sách (tỉnh, huyện, xã), UBND các xã phải thực hiện thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn theo đúng quy định tại khoản 4 điều 33 Luật đầu tư công (thẩm định vốn ở cả 3 cấp) làm kéo dài thời gian chuẩn bị đầu tư. Do vậy, để việc tổ chức triển khai các dự án nạo vét, cải tạo các thủy vực được thuận lợi, đơn giản và hiệu quả đề nghị UBND tỉnh có giải pháp gì để đẩy nhanh tiến độ đối với thời gian thực hiện các thủ tục được nhanh chóng và thuận lợi

Đại biểu Đỗ Ngọc Hân chất vấn

Đại biểu Đỗ Thị Ngọc Hân (tổ Tam Dương) hỏi: Khu vực nông thôn dân cư thường phân tán, do đó nước thải cũng phân tán, khó thu gom về chung một nguồn tiếp nhận để xử lý, sau khi thực hiện Nghị quyết số 38/2019/NQ-HĐND tỉnh, cơ bản không còn tình trạng cống rãnh thoát nước thải ứ đọng, mất vệ sinh, tuy nhiên nước thải khu dân cư khu vực nông thôn đều chưa được xử lý đảm bảo quy định. Đề nghị Giám đốc Sở TN&MT cho biết giải pháp hoặc trách nhiệm tham mưu của ngành tài nguyên môi trường đối với vấn đề xử lý nước thải các khu dân cư nông thôn trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới như thế nào?

Đại biểu Vũ Thị Minh Nguyệt chất vấn

Đại biểu Vũ Thị Minh Nguyệt (tổ Sông Lô) nêu: Hệ thống cống rãnh dẫn nước thải đến các thủy vực tiếp nhận trên địa bàn huyện Sông Lô do địa hình tự nhiên bị chia cắt bởi núi đồi nhiều, mật độ dân cư không cao nên hệ thống cống rãnh dẫn nước thải đến các thủy vực được phê duyệt nạo vét theo Nghị quyết 38 ở khoảng cách quá xa, từ đó phát sinh những điểm ứ đọng mới có nguy cơ gây ô nhiễm. Những điểm ứ đọng trên thực tế là những hố đào tự phát hoặc ao, mương tiêu nhưng xét về điều kiện để được hỗ trợ kinh phí nạo vét thì chưa đủ điều kiện. Huyện Sông Lô có ý kiến đề nghị HĐND tỉnh và các cấp thẩm quyền xem xét nghiên cứu tiếp tục có những cơ chế, chính sách mở rộng phạm vi đối tượng và điều kiện hỗ trợ, hỗ trợ những mô hình dự án xử lý nước sinh hoạt để góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

Giám đốc Sở TN&MT Nguyễn Kim Tuấn báo cáo

Tiếp theo, Giám đốc Sở TN&MT Nguyễn Kim Tuấn đã báo cáo về việc triển khai, thực hiện hỗ trợ xây dựng, sửa chữa, cải tạo cống rãnh thoát nước; kế hoạch, giải pháp thực hiện nạo vét các thủy vực tiếp nhận nước thải và khắc phục ô nhiễm môi trường tại các khu dân cư trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết số 38/NQ-HĐND ngày 15/7/2019 của HĐND tỉnh.

Kết luận nội dung này, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Thị Thúy Lan đánh giá cao trách nhiệm của Sở NN&PTNT trong quản lý về thủy lợi. Tuy nhiên, ngành cần làm rõ giải pháp quản lý công trình thủy lợi nhỏ; xác định tiền thuê đất của các công ty thủy lợi; xử lý tình trạng lấn chiếm, san lấp, xây dựng trái phép, xả thải trên các kênh mương. Trước hết ngành phải xem lại trách nhiệm của mình. Trả lời như vậy chưa thỏa đáng. Đất chuyển sang công nghiệp lớn, bỏ ruộng nhiều nhưng diện tích tưới thì không giảm. Vậy tưới vào đâu? Đề nghị UBND tỉnh trả lời cử tri trong thời gian sớm nhất.

Giám đốc Sở NN&PTNT trả lời chất vấn

Giám đốc Sở NN&PTNT Trần Thanh Hải đã trả lời câu hỏi của từng đại biểu.

Đại biểu Đàm Hữu Khanh chất vấn

Đại biểu Đàm Hữu Khanh (tổ Vĩnh Tường): Nghị quyết số 49/NQ-HĐND ngày 18/12/2018 của HĐND tỉnh thông qua giá sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi giai đoạn 2018-2020 hiện nay chưa phù hợp vì giá sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi của Nghị quyết đã được thực hiện từ vụ mùa năm 2013 tại Quyết định số 31/2013/QĐ-UBND ngày 26/12/2013 của UBND tỉnh. Tuy nhiên hiện nay giá vật tư nhiên liệu như giá điện, xăng dầu tăng. Giá công lao động tăng cao so với năm 2013 nhưng giá sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi không tăng.Từ thực tế trên, Sở Nông nghiệp &PTNT trong thời gian tới có tham mưu cho UBND tỉnh trình HĐND giá sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi giai đoạn 2022-2025 không?

Đại biểu Nguyễn Thị Huấn chất vấn

Đại biểu Nguyễn Thị Huấn (tổ Yên Lạc): Căn cứ Quyết định số 841/QĐ-UB ngày 08/4/2021 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình bê tông hóa mặt bờ kênh chính tả ngạn qua địa phận xã Đồng Văn - huyện Yên Lạc và xã Đại Đồng - huyện Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh Phúc. Hiện nay nhà thầu thi công đang cơ nền đổ mặt bê tông, đoạn từ nhà ông Hai Lý đi cầu sông con thôn Hùng Vĩ với tổng chiều dài 275m nhưng đơn vị thi công mới đổ được 175m còn khoảng 100m để lại không thi công. Đề nghị Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT (chủ đầu tư) cho biết nguyên nhân, bao giờ hoàn thiện?

Đại biểu Trần Thị Thanh Tâm chất vấn

Đại biểu Trần Thị Thanh Tâm ( tổ Bình Xuyên): Thực hiện Nghị quyết số 06/2020/NQ-HĐND ngày 17/7/2020 của HĐND tỉnh về hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi nội đồng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025, UBND tỉnh có Kế hoạch số 190 ngày 8/12/2020 về thực hiện bàn giao thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng.

Theo phản ánh của cử tri một số địa phương quá trình thực hiện còn một số bất cập:(1) Việc bàn giao thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng chưa hoàn thành vẫn còn một số công trình thủy lợi nhỏ chưa được bàn giao cho địa phương quản lý.(2) Một số công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng tuy đã được bàn giao nhưng chất lượng kém, cũ nát chưa được cải tạo, nâng cấp. (3) Người dân mới được hưởng chính sách hỗ trợ thủy lợi nội đồng, thủy lợi nhỏ chưa được hưởng hỗ trợ. Xin hỏi ông Giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3 nội dung bất cập mà một số cử tri phản ánh có đúng không, nếu có đề nghị ông cho biết nguyên nhân và hướng tháo gỡ như thế nào?

Đại biểu Nguyễn Hồng Nhung chất vấn

Đại biểu Nguyễn Hồng Nhung ( tổ Lập Thạch): Tình trạng vi phạm lấn chiếm hành lang công trình thủy lợi rất phổ biến; chưa xử lý xong các vụ cũ đã xuất hiện các vụ việc mới. Ông đề xuất giải quyết tình trạng này như thế nào?

Đại biểu Bùi Hữu Hưng đặt câu hỏi chất vấn

Đại biểu Bùi Hữu Hưng (tổ Vĩnh Tường) nêu: Hiện tại hệ thống kênh tưới nội đồng của một số địa phương chưa được cứng hóa dẫn đến bị sạt lở làm cản trở dòng chảy và thất thoát nước gây nhiều khó khăn trong việc lấy nước vào ruộng của nông dân, nhất là các địa phương cuối nguồn cấp của hệ thống thủy lợi, đặc biệt trong vụ chiêm xuân hàng năm, đề nghị ông cho biết sở đã có giải pháp gì để giải quyết tình trạng trên?

Đại biểu Trương Đức Tuấn chất vấn

Đại biểu Trương Đức Tuấn (tổ Bình Xuyên) nêu: Nghị định số 77 ngày 16/5/2018 quy định hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước quy định: Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh “Trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể mức hỗ trợ của từng chính sách… Căn cứ nhu cầu thực tế và khả năng ngân sách của địa phương, xây dựng trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ đặc thù khác ngoài các chính sách đã quy định tại Nghị định này”; Giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết lý do đến nay cơ quan chưa tham mưu cho UBND tỉnh nội dung này?

Vướng mắc nhiều năm về việc xác định nộp tiền thuê đất của một số Công ty thủy lợi chưa được giải quyết kịp thời (cơ quan Thuế thì ghi nợ, còn Công ty Thủy lợi thì không nộp), bao giờ giải quyết xong để tạo điều kiện cho các Công ty hoàn thành nhiệm vụ tưới tiêu, sở có tham mưu giải pháp gì?

Giám đốc Sở NN&PTNT Trần Thanh Hải báo cáo về công tác thủy lợi

Người mở đầu phiên chất vấn là Giám đốc Sở NN&PTNT Trần Thanh Hải. Ông Hải đã báo cáo kết quả thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh về lĩnh vực thủy lợi.

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Thị Thúy Lan chủ trì phiên chất vấn

1 giờ 30 phút:

Kỳ họp bước vào phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Đồng chí Hoàng Thị Thúy Lan, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì phiên chất vấn.

Sau đó, các đại biểu chia tổ thảo luận. Theo dự kiến chương trình, chiều nay kỳ họp tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn.

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Trung Hải kết luận phiên giám sát

9 giờ 15 phút:

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Trung Hải đánh giá cao các ý kiến của đại biểu và cho rằng đây là những ý kiến tâm huyết, trí tuệ, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của cử tri và thể hiện trách nhiệm cao đối với công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung, mà trọng tâm là công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Đồng chí đề nghị UBND tỉnh, các cơ quan liên quan, nhất là Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị tham mưu, giúp UBND tỉnh về thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, theo chức năng, nhiệm vụ tổ chức thực hiện tốt các giải pháp đã đề ra trong việc giải quyết những vấn đề mà đại biểu, cử tri và nhân dân các dân tộc trong tỉnh quan tâm đối với việc thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh. Các nội dung trong phiên giám sát hôm nay sẽ được Thường trực HĐND tỉnh tiếp thu dự thảo Nghị quyết để trình HĐND thông qua cùng các nghị quyết khác vào cuối kỳ họp này.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Khước phát biểu tại phiên giám sát

9 giờ:

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Khước phát biểu làm rõ thêm về vấn đề quản lý đất đai, nhất là việc xử lý những kẻ lợi dụng kẽ hở để phân lô bán nền; hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai; một số hạn chế, bất cập đại biểu nêu..

Giám đốc Sở TN&MT Nguyễn Kim Tuấn giải trình những vấn đề đại biểu nêu

8 giờ 45 phút:

Giám đốc Sở TN&MT Nguyễn Kim Tuấn giải trình về những vấn đề đại biểu đã nêu.

Đại biểu Nguyễn Trung Kiên phát biểu

Đại biểu Nguyễn Trung Kiên (tổ Yên Lạc) đề nghị Giám đốc Sở TN&MT làm rõ thêm một số chỉ tiêu còn hạn chế.

Đại biểu Nguyễn Hồng Nhung phát biểu

Đại biểu Nguyễn Hồng Nhung (tổ Lập Thạch) giải pháp cho dừng phân lô bán nền chưa thể triệt để. Trưởng phòng TN&MT không có chuyên môn về quản lý đất đai, Sở đã có tham mưu gì chưa?

Đại biểu Lương Văn Long phát biểu

Đại biểu Lương Văn Long (tổ Vĩnh Yên) đồng tình với các báo cáo; tuy nhiên vấn đề người dân rất quan tâm là quy trình thủ tục cấp GCNQSDĐ còn rất phức tạp, nhất là việc tính thuế. Đại biểu đề nghị cần cải tiến khâu này để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.

Đại biểu Nguyễn Thành Trung phát biểu

Đại biểu Nguyễn Thành Chung (tổ Tam Đảo) đề nghị Sở TN&MT tham mưu UBND tỉnh giải quyết tình trạng tồn tại trong cấp GCNQSDĐ ở Minh Quang, Tam Đảo.

Đại biểu Đàm Hữu Khanh phát biểu

Đại biểu Đàm Hữu Khanh (tổ Vĩnh Tường) cho rằng việc tăng cường cán bộ cho Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện đã đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSDĐ. Tuy nhiên, cần cải tiến quy trình thủ tục cấp GCNQSDĐ lần đầu để đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSDĐ cho nhân dân.

Đại biểu Nguyễn Thanh Quang phát biểu

Đại biểu Nguyễn Thanh Quang (tổ Tam Dương) bày tỏ đồng tình với những vấn đề Đoàn giám sát đã nêu. Đại biểu cũng phân tích những nguyên nhân dẫn đến những bất cập, hạn chế, đồng thời mong muốn ngành TN&MT chỉ đạo sát sao để giải quyết dứt điểm tình trạng chậm muộn trong cấp GCNQSDĐ.

Giám đốc Sở TN&MT Nguyễn Kim Tuấn báo cáo giải trình

Tiếp đó, Giám đốc Sở TN&MT Nguyễn Kim Tuấn trình bày báo cáo giải trình làm rõ thêm những vấn đề Đoàn giám sát nêu.

Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh báo cáo kết quả giám sát

Mở đầu phiên giám sát, Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh Nguyễn Thái Thịnh đã trình bày Báo cáo giám sát chuyên đề về việc thực hiện chính sách, pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất đối với cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn tỉnh. Báo cáo đã khái quát công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) trên đại bàn tỉnh; kết quả cũng như những hạn chế, bất cập, kiến nghị một số giải pháp để thực hiện tốt công tác này trong thời gian tới.

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Trung Hải phát biểu tại phiên giám sát

Sáng nay, kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh khóa XVII bước sang ngày làm việc thứ 2.

Đầu giờ, kỳ họp tiến hành giám sát trực tiếp tại hội trường về việc thực hiện chính sách, pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất đối với cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn tỉnh. Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Trung Hải điều hành phiên giám sát.

Nguồn Vĩnh Phúc: http://baovinhphuc.com.vn/thoi-su/71364/ngay-lam-viec-thu-2-ky-hop-thu-5-hdnd-tinh-khoa-xvii-truc-tiep.html