Ngẫm: Cớ sao nhiều người 'có phúc' mà không được hưởng? và câu trả lời của Đức Phật

Ai cũng muốn được hưởng PHÚC BÁO mãi mãi, để cuộc sống luôn an nhàn và lo đủ, vậy làm sao để luôn có cuộc sống “vinh hoa phú quý” như vậy. Hãy đọc câu chuyện thâm sâu sau nhé!

Trong cuộc sống, chúng ta thường xuyên gặp những trường hợp, dù được thừa kế hay tặng cho rất nhiều tài sản, của cải, hay cuối đời trở nên giàu có nhưng cũng không giữ được, hưởng được, thậm chí còn bị gặp tai họa. Ấy là nguyên nhân do đâu?

Phúc đức có công năng giúp chúng ta giảm thiểu nghiệp chướng, tiêu trừ quả báo, để được tai qua nạn khỏi, để được may mắn và sung sướng trên đường đời, để bớt chướng ngại trên đường đạo, chứ không giúp chúng ta thoát ly khỏi vòng trầm luân sinh tử.

Phúc đức có tính cách "hữu lậu" hay "hữu vi", nghĩa là con người hưởng phúc vẫn còn trong lục đạo luân hồi. Khi thụ hưởng hết phúc rồi thì bị đọa lạc để đền trả quả báo.

Còn công đức là công phu tu tập "bên trong", có ích lợi cho chính mình, nhờ hành trì theo lời Phật dạy trong các kinh điển, luôn luôn niệm Phật, giữ gìn giới luật, tu tập thiền định, phát huy trí tuệ bát nhã.

“Chu dịch” viết rằng: “Địa thế khôn, quân tử dĩ hậu đức tái vật.” (Tạm dịch: Đất có tính nhu hòa, người quân tử lấy đức dày để nâng đỡ vạn vật). Câu này muốn nói rằng, Thượng thiên ban cho một người hay một quốc gia bao nhiêu vinh hoa phú quý là căn cứ ở việc họ có bao nhiêu đức hạnh.

Nếu một người vốn có rất ít đức, lại không biết làm việc thiện tích đức thì người ấy không có phúc hưởng thụ. Bởi vì không có đức dày thì không thể nâng đỡ nổi khối tài phú ấy. Cho dù có được người khác ban tặng cho, cũng không hưởng nổi, thậm chí còn gây họa mà tạo thêm nghiệp. Hai câu chuyện dưới đây chính là minh chứng cho điểm này.

Sáng được ban tặng chức quan, tối về chết

Trong cuốn “Triêu dã thiêm tái” có ghi chép một chuyện lịch sử rằng: Từ nhỏ, Hoàng đế Đường Thái Tông Lý Thế Dân có một người bạn rất thân thiết tên là Vương Hiển. Hai người họ, ngày ngày chơi đùa cùng nhau rất hòa thuận. Sau khi Lý Thế Dân lên ngôi thống trị đất nước, Vương Hiển liền đến gặp và xin được làm một chức quan nhỏ.

Vì nể tình bạn xưa, vua Lý Thế Dân đồng ý cho bạn một chức quan...

Ngay từ đầu, Đường Thái Tông đã rất băn khoăn do dự, bởi ông không thể chắc chắn được rằng người bạn Vương Hiển của mình có phúc làm quan hay không.

Vương Hiển bấy giờ rất nóng lòng muốn được làm quan đến mức “buổi sáng có thể làm quan, buổi tối chết cũng cam tâm tình nguyện”. Một mặt cũng là ngại vì tình bạn thân thiết cũ, một mặt cũng bởi sự “khẩn thiết” này của Vương Hiển, Đường Thái Tông liền ban cho bạn mình một chức quan nhỏ.

Thật không ngờ, ngay đêm hôm Vương Hiển được ban tặng chức quan ấy liền chết bất đắc kỳ tử.

“Đức” ít mà làm vua khiến “nước mất nhà tan”

Người tu Đạo đều biết rõ, một người vĩnh viễn có hai chủng vật chất luôn mang theo bên mình là “Đức” và “Nghiệp”. Chủng vật chất “Đức” không chỉ là yếu tố về phương diện tinh thần mà nó còn là một loại vật chất có thực. Một người nếu muốn có được hạnh phúc và tài phú gì, đều phải dùng “Đức” mà trao đổi. Một người không có “Đức” thì cái gì cũng không có.

Người xưa giảng: “Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên”. Câu này muốn nói rằng, Thượng Thiên chính là căn cứ một người có “Đức” nhiều hay ít để quyết định sự thành hay bại. Trong vũ trụ còn có phép tắc “không mất thì không được“, bởi vậy, người tích đức làm việc thiện thì tất sẽ có dư phúc, ngược lại người làm việc ác thì tất sẽ có dư tai họa.

Diệp An (t/h)/Khoevadep

Nguồn Phụ Nữ Today: http://phunutoday.vn/ngam-co-sao-nhieu-nguoi-co-phuc-ma-khong-duoc-huong-va-cau-tra-loi-cua-duc-phat-d127040.html