Nền kinh tế Anh sau 4 tháng Brexit

Sau gần 4 tháng kể từ cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 23/6, Brexit đã mang đến nhiều hệ quả cho nền kinh kế Anh, và ảnh hưởng tiêu cực dường như nhiều hơn tích cực.

Theo The Guardian, hậu Brexit chứng kiến sự tụt dốc không phanh của đồng bảng Anh, đồng tiền suy yếu và lạm phát tăng đã khiến cuộc sống của người dân trở nên khó khăn hơn. Các nhà kinh tế học đánh giá bức tranh hậu Brexit ở Châu Âu vô cùng phức tạp, và dù các báo cáo thường niên chưa được công bố, nền kinh tế Châu Âu chắc chắn không tránh khỏi sự suy thoái.

Đồng bảng Anh liên tục giảm, hiện tại dao động ở mức 1.09 USD, thấp hơn 18% giá trị hồi tháng ba năm nay.

Tỉ giá đồng euro ngày 20/10 tại Paris

Cùng với giá trị đồng euro, The Guardian cũng theo dõi sự thay đổi hàng tháng của 8 chỉ số kinh tế tiêu biểu và chỉ số FTSE. Trong tháng này, 4/8 chỉ số giảm so với kì vọng, 2 chỉ số tăng nhẹ và 2 chỉ số tăng trưởng tốt. Theo đó, lạm phát tăng nhanh hơn dự kiến 1%, là mức cao nhất trong hai năm trở lại đây.

Thâm hụt thương mại của Anh cao hơn hầu hết các quốc gia trên thế giới, nhập khẩu tăng nhanh hơn xuất khẩu, doanh số bản lẻ trì trệ vì giá quá quần áo mùa đông quá cao.

Brexit có thể gây tổn thất cho nền kinh tế Anh 100 tỷ bảng và gần 1 triệu việc làm

Bốn tháng sau cuộc bầu cử, người tiêu dùng nên chuẩn bị cho một chiến dịch thắt lưng buộc bụng tiếp theo của chính phủ, bởi khi lạm phát không ổn định, các doanh nghiệp sẽ rất thận trọng trong việc tăng lương. Cựu thành viên Hội đồng chính sách tiền tệ Ngân hàng nhà ước Anh, David Blanchflower, đánh giá “Cơn sóng thần Brexit” đã làm chậm tốc độ tăng lương dù tỉ lệ thất nghiệp ở mức ổn định 4.9%. Đây là dấu hiệu của tình trạng thất nghiệp tiềm ẩn.

Trong khi đó, tình hình tài chính công tồi tệ hơn bao giờ hết. Chính phủ phải vay hơn dự kiến 2 tỉ euro để cân bằng sổ sách, một phần vì nợ thuế. Các doanh nghiệp đều chìm trong nỗi lo tăng giảm lương và cắt giảm nhân sự.

Brexit đã mang đến nhiều bất ổn cho nền kinh kế Anh

Tuy nhiên, một điểm tích cực là Ngân hàng Trung ương Anh đã cắt giảm lãi xuất xuống mức 0.25% từ tháng 8 để hỗ trợ thì trường bất động sản. Tăng trưởng kinh tế trong Quý II có thể dao động từ 0.3 đến 0.7%, cao hơn rất nhiều so với con số dự đoán 0.1% trước đó.

Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) từng dự đoán Anh sẽ là quốc gia phát triển nhanh nhất trong nhóm các nền kinh tế phát triển G7 (tăng trưởng khoảng 1.8%). Nhưng đây là dự báo quá lạc quan bởi hậu quả của Brexit sẽ khiến nền kinh tế Anh sẽ chậm lại đáng kể trong năm tới.

Bạn đọc có thể tham khảo thông tin chi tiết tại mục Thế giới

Lã Kim Tiến

Nguồn Người Tiêu Dùng: http://www.nguoitieudung.com.vn/nen-kinh-te-anh-sau-4-thang-brexit-d48769.html