Mỹ đổ tiền cho vũ khí hạt nhân

(Vũ khí)- Khoản ngân sách hàng trăm triệu USD chi cho vũ khí hạt nhân mà Mỹ vừa công bố không chắc đã trung thực.

(Vũ khí )- Khoản ngân sách hàng trăm triệu USD chi cho vũ khí hạt nhân mà Mỹ vừa công bố không chắc đã trung thực.

Quốc hội Mỹ vừa thông qua khoản ngân sách 356 triệu USD cho duy trì số vũ khí hạt nhân hiện có và mua sắm các phương tiện mang vũ khí hạt nhân mới.

Khoản ngân sách này sẽ được chi cho giai đoạn 2014-2023. Sau giai đoạn này, ngân sách sẽ tiếp tục được tăng cường với kế hoạch mua sắm nhiều hơn nữa vũ khí hạt nhân của quân đội Mỹ.

Một vụ thử tên lửa liên lục địa Minuteman-III của Mỹ có khả năng mang đầu đạn hạt nhân

Cụ thể, trong 10 năm tới, Mỹ sẽ chi 136 triệu USD cho các hệ thống mang vũ khí hạt nhân gồm tên lửa đạn đạo, tàu ngầm và oanh tạc cơ. 105 triệu USD sẽ được chi cho các loại vũ khí hạt nhân, duy trì và xây dựng các lò phản ứng cho hải quân. Ngoài ra, 56 triệu USD sẽ được chi cho các hệ thống chiến lược về thông tin, điều khiển và cảnh báo các vụ tấn công tên lửa.

Ngân sách vừa được thông qua còn có 59 triệu USD dành cho các khoản chi tiêu bất ngờ. Con số này được xác định trên cơ sở chi phí tăng thêm dành cho bộ ba hạt nhân của Mỹ trong những năm qua.

Theo tính toán của các chuyên gia, Mỹ sẽ phải chi thêm khoảng 215 triệu USD trong 10 năm tới nhằm duy trì cũng như xây dựng hạ tầng để bảo quản vũ khí hạt nhân, giảm thiểu các nguy cơ, kiểm soát vũ khí và phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa.

Oanh tạc cơ chiến lược B-2 Spirit tiếp dầu trên không

Riêng trong năm 2014, Mỹ dự định sẽ chi 23,1 triệu USD cho bộ ba hạt nhân và 20,8 triệu USD cho hạ tầng cũng như hệ thống phòng thủ tên lửa.

Từ tháng 5/2011, Mỹ đã thông qua kế hoạch hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân của mình, trong đó ưu tiên là kéo dài thời hạn phục vụ của các loại vũ khí hạt nhân chiến lược hiện có. Trong số đó, đáng chú ý là đầu đạn hạt nhân W78, W76 và bom hạt nhân B61. Đặc biệt, Mỹ muốn biến bom hạt nhân B61 thành loại bom có điều khiển, đồng thời giảm sức công phá của loại bom này xuống còn dưới 50 kt.

Trước đó, hồi tháng 5/2013, Tư lệnh lực lượng chiến lược Mỹ, Tướng Robert Keler đã kêu gọi đẩy nhanh chương trình hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân của Mỹ bởi hầu hết đều được sản xuất từ hơn 20 năm trước. Vị tướng này đặc biệt lưu ý đến bom B61 vốn được chế tạo từ những năm 1950 và sản xuất từ những năm 1960.

Bom hạt nhân B61

Trong tương lai, bom hạt nhân B61 sẽ tiếp tục được Mỹ trang bị cho các máy bay ném bom chiến lược B-2 và cả tiêm kích thế hệ 5 F-35. Riêng ngân sách chi cho hiện đại hóa bom B61 là khoảng 8 triệu USD.

Bom B61 được Mỹ đưa vào trang bị từ năm 1968 và có một số phiên bản, tùy loại đầu đạn như B61-3/4 là loại chiến thuật lắp đặt trên các tiêm kích F-15E Strike Eagle và F-16C Fighting Falcon; B61-7 là loại chiến lược trang bị cho B-2 và B-52. Loại bom mới sẽ được gọi là B61-12.

Tính đến ngày 1/3/2013, Mỹ đã triển khai tổng cộng 792 tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), tên lửa đạn đạo trên tàu ngầm (SLBM) và máy bay ném bom hạng nặng (TB). Số lượng vũ khí tương tự ở Nga là 492 đơn vị.

Tới thời điểm này, Mỹ có 1.654 đầu đạn hạt nhân trên các ICBM, SLBM và TB đã được triển khai. Nga sở hữu 1.480 đầu đạn hạt nhân trên các phương tiện phóng tương tự.

Bom hạt nhân B61-4

Theo Hiệp ước START mới được ký tại Prague, CH Séc ngày 8/4/2010 và có hiệu lực từ ngày 5/2/2011, sau 7 năm thực hiện, Mỹ và Nga có nghĩa vụ giảm số lượng đầu đạn hạt nhân xuống còn 1.550 đơn vị và số phương tiện phóng các đầu đạn hạt nhân này xuống 700-800 đơn vị.

Số tiền mà Mỹ vừa công khai chi cho kho vũ khí hạt nhân của mình được đánh giá thấp hơn thực tế rất nhiều. Hồi tháng 10 vừa qua, Tổ chức nghiên cứu độc lập Stimson Center ước tính tổng kinh phí nâng cấp kho vũ khí hạt nhân của Mỹ sẽ vào khoảng 350 - 400 tỷ USD trong 10 năm tới, trong đó riêng chi phí nâng cấp bom hạt nhân B61 đã vào khoảng 11 tỷ USD.

Quy trình sản xuất và sức hủy diệt của bom hạt nhân

Đông Triều

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/my-do-tien-cho-vu-khi-hat-nhan-2363160/