Mỹ chế tên lửa liên lục địa mới: Đốt 62 tỷ USD?

Hiện nay một phần do hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược và một phần do cựu chiến binh sặp nghỉ hưu buộc Mỹ tìm tên lửa mới thay thế Minuteman.

Mùa hè năm 2016, báo chí quốc tế đã đưa tin về việc Hoa Kỳ đang tìm kiếm một tên lửa đạn đạo mới nhằm thay thế tên lửa liên lục địa Minuteman III. Loại tên lửa mới phải được trang bị cho Lực lượng vũ trang năm 2027 nhằm thay thế cho “Minutemen”, loại tên lửa này đã phục vụ chiến đấu từ những năm 1970.

Từ mùa thu năm 2016 Không quân Mỹ tích cực giới thiệu sản phẩm mới mà các nhà sản xuất đang nghiên cứu và phát triển.

Cựu binh của Chiến tranh Lạnh

Hiện nay Lực lượng chủ yếu trong thành phần hạt nhân chiến lược mặt đất của Hoa Kỳ bao gồm 450 tên lửa LGM-30G Minuteman III. Đây là những tên lửa thuộc phiên bản mới nhất của dòng Minuteman, mẫu đầu tiên trong số này là LGM-30 Minuteman I được trang bị năm 1962.

Việc phát triển Minuteman III bắt đầu từ giữa những năm 1960, đi vào sản xuất hàng loại năm 1968 và đơn vị quân đội đầu tiên được trang bị chiến đấu vào năm 1970.

Việc sản xuất và triển khai phiên bản thứ 3 “dân quân tự vệ” (tên của loại tên lửa Minuteman tham gia vào cuộc chiến tranh ở Ấn Độ và cuộc cách mạng Mỹ) được hoàn thành vào năm 1978.

Khối lượng tên lửa cất cánh vào khoảng 35 tấn, trọng lượng đầu đạn khoảng 1150 kg. Ban đầu những tên lửa này trang bị ba đầu đạn hạt nhân nhưng hiện nay do sự hạn chế bởi thỏa thuận cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược nên chúng có một đầu đạn hạt nhân có công suất 300 kiloton.

450 tên lửa LGM-30G được triển khai ở 3 căn cứ: căn cứ 341 Không quân Mỹ ở Malmstrom, căn cứ 90 ở Warren và căn cứ 91 ở Minot. Thời hạn sử dụng của loại tên lửa này đã hết nên Mỹ thường xuyên phải nâng cấp kéo dài tuổi thọ và chỉ kéo dài tới năm 2020. Các chương trình cải tiến nâng cấp bao gồm:

Guidance Replacement Program (GRP). Đầu tiên là chương trình cải thiện thời hạn sử dụng cho Minuteman III, để chúng kéo dài cho đến ngày nay. Các thiết bị trên tên lửa chúng được tối ưu hóa nhờ các thiết bị máy tính và được trang bị hệ thống định vị dẫn đường tốt nhất.

Một vụ phóng tên lửa "cựu chiến binh " của Mỹ

Propulsion Replacement Program (PRP). Đây là chương trình để nâng cấp động cơ, được thực hiện năm 1998 và hoàn thành năm 2000. Trong chương trình này PRP đã thay thế hoàn toàn nhiên liệu rắn của các giai đoạn, đồng thời nâng cấp một số hệ thống trong chúng.

ICBM Security Modernization Program. Đây là một chương trình vẫn còn đang duy trì đến nay và chúng được khởi động năm 2004. Trong phạm vi chương trình ICBM SMP bảo đảm tăng cường mức độ an toàn của các bệ phóng và tên lửa có thể ngăn chặn các cuộc tấn công khủng bố một cách bất ngờ.

Rapid Execution and Combat Targeting (REACT). Chương trình hiện đại hóa hệ thống định vị, diễn ra trong giai đoạn 1997-2006. Giảm được thời gian chuẩn bị tên lửa và thời gian ngắm vào mục tiêu của chúng.

Safety Enhanced Reentry Vehicle (SERV). Chương trình thay thế đầu đạn hạt nhân. Là một phần của chương trình theo thỏa thuận cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược từ 3 xuống 1. Thay vì đầu đạn 170 kiloton W62 “dân quân tự vệ” sử dụng đầu đạn Mk.21 với 300 kiloton W87. Trước đó chúng được sử dụng để loại bỏ trong hiệp ước START-1 tên lửa LGM-118 Peacekeeper.

Propulsion System Rocket Engine (PSRE). Chương trình được khởi động năm 2004 và tiếp tục áp dụng đến nay, chúng được thiết kế để kéo dài tuổi thọ Minuteman III đối với những tên lửa hết hạn trước năm 2020.

Tên lửa ở mặt đất bảo vệ vùng biển

So với tên lửa ở trên biển, tên lửa ở mặt đất có một lợi thế đáng kể, đặc biệt trong các cuộc xung đột quân sự có thể diễn ra trong tương lai. Thứ nhất, tên lửa ở mặt đất có thời gian chuẩn bị ngắn hơn và thứ hai là có độ chính xác cao hơn (tất nhiên là xét cùng thế hệ tên lửa và đầu đạn hạt nhân).

Theo lý giải của các chuyên gia quân sự, yêu cầu về độ chính xác cao của tên lửa mới là chưa đủ, hiện nay các đầu đạn thường và hạt nhân cần có hệ thống tự dẫn đường. Với những điều kiện trước kia, đầu đạn hạt nhân 300 hoặc 475 kiloton thì bán kính tiêu diệt chính xác mục tiêu khoảng vài trăm mét, bây giờ độ chính xác đến hàng chục hoặc hàng đơn vị mét.

Giá có đắt?

Theo một số nguồn tin Mỹ có kế hoạch triển khai ít nhất 400 tên lửa ở mặt đất mới. Chi phí phát triển và sản xuất loại tên lửa mới khoàng 62 tỷ USD theo giá hiện hành năm 2014-2044, trong đó gần 14 chiếc có kế hoạch hiện đại hóa tu sửa hệ thống kiểm soát phòng thử nghiệm.

Khả năng một số nơi sẽ được triển khai hệ thống mới như căn cứ Không quân Minot ở Bắc Dakita, Cheyenne, Wyoming và căn cứ Great Falls ở Montana. Người ta cho rằng những tên lửa mới sẽ hoạt động đến năm 2075.

Chương trình này được các chuyên gia đánh giá rất cao và sự thành công của nó được ngành công nghiệp quốc phòng bảo đảm. Tính năng kỹ thuật của tên lửa mới hiện chưa được rõ nhưng có thể sẽ chúng nặng 40-45 tấn, nhiên liệu rắn, và tên lửa có khả năng mang theo nhiều đầu đạn hạt nhân.

Nguyễn Đông

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/my-che-ten-lua-lien-luc-dia-moi-dot-62-ty-usd-3324011/