Mục tiêu thu nhập và tốc độ tăng trưởng của ngành Du lịch đạt và vượt mức

(VH)- "Ngành Du lịch chưa thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn như đã xác định trong Nghị quyết của Đảng, chưa có bước phát triển đột phá và khai thác đúng với tiềm năng và lợi thế của đất nước”.

Nhận định này được thẳng thắn đưa ra tại hội thảo “Đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam giai đoạn 2001-2010” vừa được Tổng cục Du lịch (TCDL) tổ chức tại Hà Nội. Hội nghị nhằm chỉ ra những mặt mạnh, yếu, hạn chế và nguyên nhân để từ đó xác định rõ hơn quan điểm, mục tiêu và những định hướng, giải pháp, chiến lược phát triển cho giai đoạn mới. Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu phát triển du lịch (TCDL) thì DL chưa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn cho dù những kết quả hoạt động DL đã mang lại những bước tăng trưởng quan trọng đóng góp vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thể hiện trong tỉ trọng GDP của ngành trong nền kinh tế, đem lại nguồn thu nhập lớn cho đất nước, tạo việc làm cho xã hội, góp phần đảm bảo an sinh, giữ vững an ninh quốc phòng. Nếu so sánh với GDP cả nước, tổng thu nhập DL bình quân từ năm 2000-2008 chỉ chiếm khoảng 4,15%/năm, năm 2005 cao nhất chiếm 5,23%, năm 2003 thấp nhất chiếm 3,58%/năm... dưới 6%/năm trong GDP thì không thể là ngành kinh tế mũi nhọn được. DL Việt Nam chưa thể trở thành một trung tâm DL có tầm cỡ và ở trong nhóm quốc gia có ngành DL phát triển trong khu vực vì số khách quốc tế đến Malaysia gấp 5 lần đến Việt Nam, Thái Lan gấp 4 lần... So với mục tiêu chiến lược đặt ra, đón 3-3,5 triệu khách quốc tế năm 2005 thì ngành đón 3,43 triệu lượt người. Nếu lấy mốc thấp nhất thì vượt nhưng mốc cao nhất lại chưa đạt. Còn mục tiêu đạt 5,5-6 triệu lượt khách quốc tế năm 2010 chắc chắn sẽ không đạt được do nguyên nhân khách quan là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tác động mạnh mẽ đến hoạt động du lịch. Theo dự báo của Tổ chức DL thế giới, năm 2009 DL thế giới không có sự tăng trưởng và chỉ có khả năng phục hồi vào năm 2011. Mặt khác, ngành DL đang phải đối diện với đại dịch cúm A/H1N1 đang lây lan rộng trên phạm vi toàn cầu khiến hoạt động DL càng trở nên khó khăn hơn do tâm lý e ngại của du khách và những cảnh báo, hạn chế đi lại giữa các quốc gia nhằm ngăn chặn dịch cúm lây lan mạnh. Mức độ tăng trưởng khách DL quốc tế trung bình trong giai đoạn 2000-2008 là 9,07%, trong đó mức tăng cao nhất là năm 2003-2004 (20,5%), ngay trước đó 2002-2003 lại âm (-8%), từ năm 2008-2009 cũng sẽ âm, mặc dù chưa được các cơ quan dự báo là âm bao nhiêu phần trăm. Về khách nội địa, chỉ tiêu 15-16 triệu khách nội địa năm 2005 đã vượt với tốc độ tăng trung bình cao nhất từ 2004-2005 là 11,03%. Tuy nhiên chỉ tiêu năm 2010 đón 25-26 triệu lượt khách nội địa có thể sẽ không đạt được. Điều đáng mừng là mục tiêu thu nhập DL đạt 2 tỉ USD năm 2005 và đạt 4-4,5 tỉ USD năm 2010 của Chiến lược đã hoàn thành cơ bản (theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2005 thu nhập DL đạt 2,3 tỉ USD, năm 2008 đã đạt trên 4 tỉ USD, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 15,6%/năm). Nếu xét về cơ cấu doanh thu ngoại tệ trong xuất khẩu dịch vụ trong cả nước, doanh thu của ngành DL chiếm trên 55%, có doanh thu ngoại tệ lớn nhất, trên cả các ngành giao thông vận tải, bưu chính - viễn thông và dịch vụ tài chính. So với việc xuất khẩu hàng hóa năm 2008, doanh thu ngoại tệ từ xuất khẩu dịch vụ DL chỉ đứng sau 4 ngành xuất khẩu hàng hóa là dầu thô, dệt may, giày da và thủy sản. Nhưng với tư cách là hoạt động “xuất khẩu tại chỗ”, “xuất khẩu vô hình” thì ngành DL có thể đem lại kết quả kinh tế cao hơn và tạo nhiều việc làm có thu nhập cho xã hội. Mục tiêu tốc độ tăng trưởng GDP của ngành DL bình quân thời kỳ 2001-2010 đạt 11-11,5%/năm đã hoàn thành theo cách tính và công bố của TCDL với thu nhập DL trong giai đoạn 2000- 2008 tăng bình quân 16,7% (đạt 60.000 tỉ đồng năm 2008), tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng về khách DL. Trong báo cáo chung đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược DL giai đoạn 2001- 2010 của Viện Nghiên cứu phát triển DL đã chỉ rõ việc thực hiện Chiến lược DL giai đoạn 2001-2010 còn nhiều tồn tại, yếu kém. Chất lượng sản phẩm du lịch chưa cao, loại hình chưa phong phú, độc đáo và đậm đà bản sắc văn hóa Việt Nam, chưa tập trung cho sản phẩm có giá trị gia tăng cao, giá cả so với một số khâu dịch vụ còn cao dẫn tới kém sức cạnh tranh quốc tế. Nhiều khu DL khai thác tự phát, chưa đầu tư đúng tầm. Quảng bá DL ra nước ngoài còn hạn chế, tính chuyên nghiệp chưa cao, cung cấp chưa đủ và kịp thời thông tin cho du khách và nhà đầu tư. Công tác quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư khu DL còn có những bất cập. Quy hoạch không được thực hiện triệt để dẫn tới đầu tư không đồng bộ, manh mún, dàn trải, không tạo nên hiệu quả tổng thể. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về DL còn thiếu và chưa đồng bộ. Việc xây dựng các Nghị định để hướng dẫn thi hành Luật DL triển khai chậm. Cơ sở hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành kinh tế trong đó có DL: đường xấu khách mất nhiều thời gian di chuyển trên đường; phương tiện giao thông cũ nát, an toàn giao thông không đảm bảo là vấn đề bức xúc trong xã hội và cản trở phát triển DL; phát triển của ngành hàng không chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển DL (thiếu máy bay, giờ bay không ổn định, giá vé cao); tình trạng cấp thoát nước, vệ sinh thực phẩm, môi trường ô nhiễm, môi trường xã hội tại các điểm DL đang là vấn nạn và thách thức của ngành DL. Vì thế, mặc dù có tốc độ tăng trưởng khách DL quốc tế tương đối cao nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, khoảng cách còn xa so với các nước có DL phát triển hàng đầu trong khu vực ASEAN. Lại Thúy Hà Nhận định này được thẳng thắn đưa ra tại hội thảo “Đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam giai đoạn 2001-2010” vừa được Tổng cục Du lịch (TCDL) tổ chức tại Hà Nội. Hội nghị nhằm chỉ ra những mặt mạnh, yếu, hạn chế và nguyên nhân để từ đó xác định rõ hơn quan điểm, mục tiêu và những định hướng, giải pháp, chiến lược phát triển cho giai đoạn mới. Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu phát triển du lịch (TCDL) thì DL chưa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn cho dù những kết quả hoạt động DL đã mang lại những bước tăng trưởng quan trọng đóng góp vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thể hiện trong tỉ trọng GDP của ngành trong nền kinh tế, đem lại nguồn thu nhập lớn cho đất nước, tạo việc làm cho xã hội, góp phần đảm bảo an sinh, giữ vững an ninh quốc phòng. Nếu so sánh với GDP cả nước, tổng thu nhập DL bình quân từ năm 2000-2008 chỉ chiếm khoảng 4,15%/năm, năm 2005 cao nhất chiếm 5,23%, năm 2003 thấp nhất chiếm 3,58%/năm... dưới 6%/năm trong GDP thì không thể là ngành kinh tế mũi nhọn được. DL Việt Nam chưa thể trở thành một trung tâm DL có tầm cỡ và ở trong nhóm quốc gia có ngành DL phát triển trong khu vực vì số khách quốc tế đến Malaysia gấp 5 lần đến Việt Nam, Thái Lan gấp 4 lần... So với mục tiêu chiến lược đặt ra, đón 3-3,5 triệu khách quốc tế năm 2005 thì ngành đón 3,43 triệu lượt người. Nếu lấy mốc thấp nhất thì vượt nhưng mốc cao nhất lại chưa đạt. Còn mục tiêu đạt 5,5-6 triệu lượt khách quốc tế năm 2010 chắc chắn sẽ không đạt được do nguyên nhân khách quan là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tác động mạnh mẽ đến hoạt động du lịch. Theo dự báo của Tổ chức DL thế giới, năm 2009 DL thế giới không có sự tăng trưởng và chỉ có khả năng phục hồi vào năm 2011. Mặt khác, ngành DL đang phải đối diện với đại dịch cúm A/H1N1 đang lây lan rộng trên phạm vi toàn cầu khiến hoạt động DL càng trở nên khó khăn hơn do tâm lý e ngại của du khách và những cảnh báo, hạn chế đi lại giữa các quốc gia nhằm ngăn chặn dịch cúm lây lan mạnh. Mức độ tăng trưởng khách DL quốc tế trung bình trong giai đoạn 2000-2008 là 9,07%, trong đó mức tăng cao nhất là năm 2003-2004 (20,5%), ngay trước đó 2002-2003 lại âm (-8%), từ năm 2008-2009 cũng sẽ âm, mặc dù chưa được các cơ quan dự báo là âm bao nhiêu phần trăm. Về khách nội địa, chỉ tiêu 15-16 triệu khách nội địa năm 2005 đã vượt với tốc độ tăng trung bình cao nhất từ 2004-2005 là 11,03%. Tuy nhiên chỉ tiêu năm 2010 đón 25-26 triệu lượt khách nội địa có thể sẽ không đạt được. Điều đáng mừng là mục tiêu thu nhập DL đạt 2 tỉ USD năm 2005 và đạt 4-4,5 tỉ USD năm 2010 của Chiến lược đã hoàn thành cơ bản (theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2005 thu nhập DL đạt 2,3 tỉ USD, năm 2008 đã đạt trên 4 tỉ USD, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 15,6%/năm). Nếu xét về cơ cấu doanh thu ngoại tệ trong xuất khẩu dịch vụ trong cả nước, doanh thu của ngành DL chiếm trên 55%, có doanh thu ngoại tệ lớn nhất, trên cả các ngành giao thông vận tải, bưu chính - viễn thông và dịch vụ tài chính. So với việc xuất khẩu hàng hóa năm 2008, doanh thu ngoại tệ từ xuất khẩu dịch vụ DL chỉ đứng sau 4 ngành xuất khẩu hàng hóa là dầu thô, dệt may, giày da và thủy sản. Nhưng với tư cách là hoạt động “xuất khẩu tại chỗ”, “xuất khẩu vô hình” thì ngành DL có thể đem lại kết quả kinh tế cao hơn và tạo nhiều việc làm có thu nhập cho xã hội. Mục tiêu tốc độ tăng trưởng GDP của ngành DL bình quân thời kỳ 2001-2010 đạt 11-11,5%/năm đã hoàn thành theo cách tính và công bố của TCDL với thu nhập DL trong giai đoạn 2000- 2008 tăng bình quân 16,7% (đạt 60.000 tỉ đồng năm 2008), tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng về khách DL. Trong báo cáo chung đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược DL giai đoạn 2001- 2010 của Viện Nghiên cứu phát triển DL đã chỉ rõ việc thực hiện Chiến lược DL giai đoạn 2001-2010 còn nhiều tồn tại, yếu kém. Chất lượng sản phẩm du lịch chưa cao, loại hình chưa phong phú, độc đáo và đậm đà bản sắc văn hóa Việt Nam, chưa tập trung cho sản phẩm có giá trị gia tăng cao, giá cả so với một số khâu dịch vụ còn cao dẫn tới kém sức cạnh tranh quốc tế. Nhiều khu DL khai thác tự phát, chưa đầu tư đúng tầm. Quảng bá DL ra nước ngoài còn hạn chế, tính chuyên nghiệp chưa cao, cung cấp chưa đủ và kịp thời thông tin cho du khách và nhà đầu tư. Công tác quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư khu DL còn có những bất cập. Quy hoạch không được thực hiện triệt để dẫn tới đầu tư không đồng bộ, manh mún, dàn trải, không tạo nên hiệu quả tổng thể. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về DL còn thiếu và chưa đồng bộ. Việc xây dựng các Nghị định để hướng dẫn thi hành Luật DL triển khai chậm. Cơ sở hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành kinh tế trong đó có DL: đường xấu khách mất nhiều thời gian di chuyển trên đường; phương tiện giao thông cũ nát, an toàn giao thông không đảm bảo là vấn đề bức xúc trong xã hội và cản trở phát triển DL; phát triển của ngành hàng không chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển DL (thiếu máy bay, giờ bay không ổn định, giá vé cao); tình trạng cấp thoát nước, vệ sinh thực phẩm, môi trường ô nhiễm, môi trường xã hội tại các điểm DL đang là vấn nạn và thách thức của ngành DL. Vì thế, mặc dù có tốc độ tăng trưởng khách DL quốc tế tương đối cao nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, khoảng cách còn xa so với các nước có DL phát triển hàng đầu trong khu vực ASEAN.

Nguồn Báo Văn hóa: http://www.baovanhoa.vn/dulich/19952.vho