Mẹo điều trị khi bị kiến cắn

Kiến là một loại côn trùng sống thành đàn, có tính xã hội cao. Những vết cắn đó có thể có triệu chứng từ nhẹ đến nặng tùy thuộc vào loại kiến.

Khi bị những loài kiến cắn, đặc biệt khi đó là kiến có độc, chúng ta thường đập, phủi, chà xát... khiến độc tố bị tiết ra và gây tổn thương trên da. Ban đầu, vết kiến cắn và vùng da dính độc tố sẽ có cảm giác đau, ngứa, nóng rát. Lúc này, chúng ta nên hạn chế gãi vì càng gãi sẽ càng cảm thấy ngứa hơn và đặc biệt có thể làm tróc lớp niêm mạc bảo vệ da, khiến vết thương nặng và dễ nhiễm trùng hơn.

Sau đó, vài giờ đến 1 ngày sau, vùng da xung quanh vết kiến cắn có thể bị phồng rộp, nổi mụn nước, nóng rát như bị bỏng. Vùng da xung quanh mụn nước sẽ bị viêm, sưng, nóng, đỏ ửng lên...

Ở tình trạng này, chúng ta không nên lấy kim chọc vỡ mụn nước vì rất dễ gây nhiễm trùng, sinh mủ, dẫn đến tình trạng vết thương sẽ bị sâu hơn, kéo dài thời gian lành vết thương và khi lành tại những vị trí bị viêm nặng sẽ để lại thâm và sẹo xấu.

Để tránh các tổn thương này, khi bị kiến cắn, bạn không nên quá hoảng sợ, không được đập, chà xát, phủi mạnh làm cơ thể kiến bị nghiền nát. Cách điều trị đúng khi bị kiến cắn đúng là rửa ngay vùng da bị cắn bằng khăn thấm nước, để tránh làm cho độc tố lan trên da theo nước.

Phương pháp xử lý khi bị kiến cắn

Cách trị vết kiến cắn bằng đá lạnh:

Sau khi bị kiến cắn, vùng da bị xung quanh sẽ bị viêm, sưng, nóng, đỏ... Đây là một phản ứng thường thấy của cơ thể để loại trừ các độc tố khi bị kiến đốt, song cũng khiến cho vùng da đó trở nên nhạy cảm, đau rát. Một cách hiệu quả để điều trị kiến cắn này là sử dụng đá lạnh chườm. Chúng ta lấy khoảng 3 -5 cục đá bọc vào trong khăn sạch hoặc túi ni lông sách, chườm lên vết thương. Nhiệt độ lạnh sẽ trung hòa cảm giác nóng, giảm các kích thích đau và giảm sưng do kiến cắn hiệu quả.

Sử dụng dầu dừa:

Thành phần trong dầu dừa có chứa axit linoleic, axit capric là các axit béo có tính kháng khuẩn, kháng viêm tốt; giúp giảm sưng khi bị kiến cắn. Có một lưu ý nhỏ là khi sử dụng dầu dừa hãy lựa chọn loại dầu dừa được bảo quản trong chai sậm màu và không bôi lên vết thương hở.

Sử dụng nha đam:

Đối với những làn da nhạy cảm, đặc biệt là trẻ em khi bị kiến cắn, da dễ bị sưng đỏ. Nếu trẻ khó ngủ, quấy khóc không ngừng thì có thể lấy nha đam, gọt bỏ lớp vỏ ngoài đắp lên vết thương ngày 2 lần. Nha đam có tác dụng làm làm dịu mát đi chỗ sưng, cung cấp đủ độ ẩm và dinh dưỡng để phục hồi làn da sau khi bị kiến cắn

Sử dụng túi trà:

Có thể tận dụng túi trà lọc đã qua sử dụng để trị vết thương do kiến cắn. Sau khi ngâm túi trà lọc để uống nước xong, có thể giữ lại túi trà, để cho túi nguội dần hoặc bỏ vào tủ lạnh để làm lạnh. Sau đó đắp lên vết thương do kiến cắn.

Sử dụng giấm táo:

Với công dụng chống viêm tuyệt vời, cộng thêm trong giấm táo có thành phần axit acetic sẽ góp phần làm giảm ngứa, làm dịu nhẹ vùng da bị kích ứng do kiến cắn. Bên cạnh đó, giấm táo có nhiều thành phần dinh dưỡng sẽ hỗ trợ da trong quá trình lành vết thương.

Dùng kem đánh răng:

Trong kem đánh răng có chứa tinh dầu bạc hạ, khi bôi lên vết thương sẽ tạo cảm giác mát lạnh, giúp làm dịu đi cảm giác đau và ngứa ngáy do kiến cắn. Bên cạnh đó, kèm đánh răng còn có chất sát khuẩn, giúp làm sạch vế thương, giảm tình trạng nhiễm trùng do kiến. Tuy nhiên, cần lưu ý khi sử dụng kem đánh răng theo đúng hướng dẫn để tránh nguy cơ nhiễm trùng vết thương.

Sử dụng hành tỏi khi bị kiến lửa đốt:

Trong hành,tỏi có hớp chất sulfur có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm tốt, nên hành tỏi là một trong những cách điều trị kiến cắn. Ta có thể sử dụng một lát hành tươi hoặc củ tỏi đâm nhuyễn đắp lên vùng da sưng đỏ.

CTV Vũ Gia/VOV.VN (Biên dịch) Theo Healthline

Nguồn VOV: https://vov.vn/suc-khoe/meo-dieu-tri-khi-bi-kien-can-post1046952.vov