Măng

'Măng tre không mấy ai ăn đâu' thằng Hùng nói khi con Vinh lôi tuột nó ra ngoài sườn đồi đối diện cổng nhà. 'Mày biết có gì ở đây không?' con Vinh hỏi nó và đứng trước bụi tre nhỏ.

Vốn bụi tre này là cái hầm chữ A được khoét sâu vào sườn đồi bên đường. Lòng hầm rộng vài mét vuông, hai vách hầm là những cây tre chèn chéo nhau nên gọi là hầm chữ A. Do sườn đồi dốc nên hầm khoét chỉ khoảng một nửa, nửa ngoài được đắp đất và trồng cỏ lên che kín. Ban đầu đám trẻ là khoái nhất vì có chỗ chơi mới, vừa mát vửa riêng tư. Chính là chỗ hai đứa nó thường rủ nhau ra chơi những trưa Hè. Thế nhưng sau vài trận mưa, rồi lá cây và rồi năm học tới, cái hầm bị bỏ quên dần. Một phần cỏ mọc um bên ngoài và phần quan trọng là những cọc tre chữ A đã nảy mầm, mọc thành bụi cành tre cũng um tùm. Cóc nhái, thậm chí rắn tới trú ngụ, ẩm thấp qua tháng ngày.

Những căn hầm như này được tạo ra khắp nơi trong thời gian chiến tranh chống quân bành trướng Trung quốc. Khi chiến tranh qua đi, chẳng ai buồn nghĩ đến các hầm hào nữa, và cũng chẳng mấy ai tính sẽ lấp nó đi. Qua mấy mùa mưa, bụi tre từ căn hầm chữ A này đang nảy lên từ dưới đất 2 mầm măng mập mạp, đội đám lá tre khô và cỏ rác để nhú lên. Vì nó có màu xám lẫn với xung quanh nên không mấy ai để ý. Hơn nữa, cái hầm này mấy năm qua chỉ toàn là những tay tre gai dài ra, không có tác dụng gì ngoài việc tạo bóng mát và chỗ buộc bò nghỉ trưa hay khi không có ai đưa đi chăn thả. Phân bò xung quanh cũng thường được hót hắt vào trong bụi và tạo mùi ẩm thối ngai ngái, chẳng ai lại gần.

“Tạo lấy vòi tre để ngâm ớt nên phát hiện ra” Con Vinh kể cho thằng Hùng khi cả hai đứa quay trở lại nhà. Cả khu vực này, gần như nhà nào cũng có bụi tre hay bương, họ trồng để làm nhà, đa số nhà dân vẫn là nhà tranh vách đất nên tre, bương là thứ cần thiết. Chỉ những nhà khá giả và lâu năm ở đây, họ trồng xoan, bạch đàn có gỗ làm nhà xây. Để xây cất một căn nhà, phải chuẩn bị cả chục năm, dù nhà xây cũng vẫn cần tre làm mái lợp ngói. Vôi cần được tích góp để mua và tôi, ủ sãn một hầm lớn. Gạch đặt mua trước mấy năm vài lò cùng ngói... Chính vì vậy, người ta rất ít ăn măng tre, để cho nó lớn lên thành cây tre sử dụng sau này, và măng tre bị chê, cứng, độc, không ngon... là tránh bị lấy trộm.

Nhà con Vinh nghèo, đông anh chị em nheo nhóc. Để giúp bố mẹ, đứa nào cũng phải đi làm gì đó. Bố mẹ nó thì làm công nhân nông trường. Từng đứa nhà nó, đứa đi lấy củi, đứa lấy giang, nứa, đứa cắt tranh, đứa chăn bò... ngoài giờ học là chia nhau đi. Con Vinh chuyên đi lấy măng. Măng vừa là đồ ăn trong nhà, vừa là thứ nó có thể mang bán ngoài chợ kiếm tiền được. Măng tre là thứ trong vườn, chỉ khi nào không có gì ăn, người ta mới đào một củ.

“Một củ măng tre ở bụi tre già, phải vài cân đấy” con Vinh thì thầm và chia sẻ thêm đầy hiểu biết cho thằng Hùng. “Hai củ này mới, cái hầm được vài năm nên măng chưa to đâu.” Thằng Hùng tò mò hỏi: “Thế măng tre làm được gì?” Thoáng ngạc nhiên, con Vinh kéo thằng Hùng ra sau hiên nhà nó. “Tao mới lấy hôm qua mấy củ trong đội, đang xử lý.” Nhìn đống vỏ măng vừa bóc ra một đống, 2 cái còn nguyên vỏ. Búp măng mập, lùn chừng 40 phân, phần gốc to đùng bằng bắp chân phình to hẳn ra.

“Mày nhìn thấy vỏ măng có lông không? Lông măng đấy.” Con Vinh cười ẩn ý nhìn thằng Hùng. Chẳng là chiều qua, trong lúc chăn bò, đám con trai nói chuyện về lông măng, vỡ giọng và các thay đổi cơ thể chúng nó tuổi dậy thì. Thì ra con Vinh lấy măng gần đó nghe trộm. Nó nói “Này, tao cũng có hai búp măng đang nhú...” Thằng Hùng không để ý, chỉ hỏi “Gì cơ?” Con Vinh thoáng đỏ mặt và lý nhí “à, không có gì...” Con Vinh đánh lạc hướng. “Hai mậm măng ngoài kia tùy mày, tao cho mày đấy, nếu không lấy ăn, để nó thành cây tre.”

Con Vinh ngồi xuống, khéo léo với con dao nhọn, băm dọc ngoài vỏ một cái măng rồi tách ra, nó tránh phải chạm phần lông măng sẽ rất ngứa, tách từng chút một lột hẳn vỏ, được phần lõi trắng xanh của cái măng. Bóc hết hai cái còn lại, nó lấy dao gọt lớp da bên ngoài rồi rửa sạch. “Măng tre sẽ thái ra từng lát mỏng, vì nó cứng hơn các loại khác, luộc ăn không ngon lắm.” Con Vinh giảng giải trong lúc bắt đầu thái từ gốc lên như người ta thái cây chuối cho lợn. “Nhiều thế ăn sao hết?” thằng Hùng hỏi.

“Chỉ ăn một chút thôi, cả cái măng này, ăn mấy ngày chán ngấy.” Con Vinh trả lời rồi nói tiếp: “Chỗ măng thái này sẽ ngâm chua rồi bán” Thì ra là vậy, ngoài chợ vẫn thường có các bà bán măng với những chậu măng ngâm chua trắng tinh như này. Măng chua có thể nấu được nhiều thứ, như cá sông, xương ống. Mấy cái con cá sông tanh ngòm trắng ởn bằng mấy ngón tay, thế nhưng nâu với măng chua lại ngon đáo để.

Phía trong cái chậu to ngâm măng, cạnh cái vại nước, có mấy mậm măng còn to hơn cả măng tre con Vinh vừa thái. Mùi nước măng ngâm vừa hăng vừa thum thủm khó ngửi. “Mày đào ở đâu ra thế?” thằng Hùng chỉ vào mấy mậm măng, nó biết đây là loại gì và lấy ở đâu. “Tao đào ở vườn...” con Vinh lý nhí đáp. Đây là măng bương, loại to như này chỉ có ở các bụi bương các gia đình trồng và trong đội, họ giữ cho ra cây còn bán được. Trên đồi cũng rất nhiều bụi bương, bọn chúng thường xách dao đi đào mỗi cuối tuần, nhưng chỉ có các măng bé thôi.

Các bụi bương tự nhiên gần như không có cây to, toàn tay và cây bé tạo thành bụi rậm như cây nấm khổng lồ và um tùm. Cành lá sát đất, bên trong bụi là khoảng không xung quanh như quanh cái cột nhà mà chính giữa là bụi bương cả mấy chục mét vuông, lá khô một lớp dày lẫn nhiều cứt giun đùn cục lên như những ngọn tháp, sợ rắn rết nên ít ai dám chui vào. Dân đào măng thì vẫn định kỳ, mùa mưa chui thám thính các bụi, măng nhú lên là bị đào, thành ra không có cây. Đi cả buổi kiếm đủ măng cũng phải thăm rất nhiều bụi bương ở nhiều quả đồi khác nhau, không dễ kiếm. Bọn trẻ không dám vào các bụi ở xa, vì nếu về muộn, các bụi với thân bương mục cùng với lá, có nhiều lân tinh, chúng lập lòe như ma trơi, đứa nào cũng hãi.

“Mày đào trộm phải không?” thằng Hùng hỏi thẳng. Con Vinh không trả lời, mùa măng nào nó cũng lang thang trên các đồi, rồi lượn qua các hàng rào, bụi tre, bụi bương, nương vườn các nhà, nó phải kiếm tiền từ măng. Thằng Hùng nhà khá giả không hiểu được chuyện đó, nếu có đi lấy măng, nó cũng chỉ lấy về đủ ăn. “Mày cẩn thận, rồi có ngày người ta bắt được lại to chuyện...” thằng Hùng nhắc nhở. Các nhà cũng ít khi lai vãng các bụi tre, bương, nên có khi vài tháng, hay cả mùa, khi không thấy có cây nào mới thì mới phát hiện ra mất măng từ khi nào.

Măng bương, tươi thái ra luộc ăn mềm và ngọt. Không cứng như măng tre. Củ măng rất to. Có nhiều cách để chế măng bương và bán rất được tiền. Luộc qua rồi ngâm chua cả củ là một cách. Luộc rồi chẻ đôi, phơi khô, hong trên gác bếp làm măng khô, măng Lưỡi lợn, hoặc thái lát dọc thành từng miếng bằng bàn tay, hoặc xé sợi nhỏ ra như miến. Măng bương làm khéo và không tham, cắt bỏ phần già, mắt, vỏ cứng, sản phẩm không bị xơ, mềm, giòn ngon. Tết nhà nào cũng muốn có món này làm nồi với xương. Măng bương kiếm được về, con Vinh không mang bán ngay, nó làm khô tích trữ dành cho hàng Tết.

“Có loại này, chẳng ai ăn nên không lấy, giờ có người hỏi, tạo mới đào về.” Con Vinh dẫn thằng Hùng vào trong bếp, có bao tải dứa, nhìn như bên trong đựng sắn củ nói. “lại gì nữa thế?” Tò mò thằng Hùng vừa hỏi vừa mở ra xem. “Măng nành hanh!” Con Vinh khoanh tay đứng dò xét ý thằng Hùng. “Ô, măng này cũng ăn được á?” Thằng Hùng quá ngạc nhiên, nó chưa thấy ai lấy măng nành hanh.

Nành hanh ở khu rừng tự nhiên khá xa, tít Trường sơn, cây nành hanh rất hữu ích nên khu dân cư nhiều nhà phải trồng trong nương vườn. Nành hanh không mọc thành bụi như tre hay bương, nó mọc đều riêng lẻ thành cả vạt. Cây to bằng cổ chân, bé bằng cổ tay nhưng rất thẳng và cao. Nành hanh hay hóp, rất cứng, gần như cây tre đực, thường dùng làm rui, mè, khung mái để lợp. Nhưng cây này nó ăn đất, rễ lan rất mạnh, hỏng hết nương vườn, người ta phải đào giao thông hào xung quanh nương ngăn rễ phát triển rộng ra ngoài. Cơ bản là măng nhỏ chỉ như cổ chân, đều tăm tắp không kèm củ. Ăn rất đắng, chẳng nhà nào muốn ăn. “Măng này đắng, nhưng ai ăn quen sẽ thích. Họ luộc hoặc thái ngang, xào với trứng, ăn nghiện.” Con Vinh mô tả. “Vậy mày chui vườn nhà thằng Mạnh hả?” Thằng Hùng hỏi nhưng cũng tự biết. Vườn nành hanh to đẹp nhất chỉ nhà thằng Mạnh có. Vốn cây nành hanh không gai, ít tay nên thông thoáng, măng mọc tua tủa sau mưa, để hiệu quả cũng phải tỉa bớt, nhà thằng Mạnh chỉ chặt đi chứ không ăn đến.

“Mai Chủ nhật, mày muốn đi lấy măng với tao không?” Vừa tiếp tục thái măng, con Vinh vừa hỏi thằng Hùng. Hiện vẫn đang nghỉ hè nên ngoài việc lên đồi kiếm ít củi, lấy rau lợn, thằng Hùng chẳng có việc gì. “Đi với ai? Lấy măng gì? Tao phải xin phép.” Thằng Hùng hào hứng hỏi. Nó chưa đi bao giờ, nhưng biết đi lấy măng trong rừng mất cả ngày, xa và rất mệt, chưa nói nguy hiểm nữa. “Có nhóm cô Oanh đi mấy người, tao đi cùng.” Con Vinh đáp, nó nói thêm. “Mày đi giày bảo hộ nhé. Mặc cái áo công nhân, mang cơm nắm đi.”

Vùng chúng nó, rừng rậm xung quanh nhà, nhưng muốn lấy củi, gỗ, nứa, giang hay các sản phẩm rừng, phải đi rất xa. Dưới Gốt họ đi xe thồ lên, hằng ngày đi qua trường học chúng nó, kìn kìn mang về những bó giang, họ chặt 2 lóng một, bó thành 3 bó chở mấy chục ki lô mét về xuôi. Nứa không theo bè, cũng chở xe đạp. Nếu hai bó, họ dựng đứng hoặc ngang ra đạp được, nếu bó nứa to, họ đẩy bộ suốt ngày đêm mang về. Mùa nào khai thác nấy. Quanh trường học, sát chân núi, đàn khỉ hồi đầu còn chí chóe đuổi nhau, giờ cũng thưa dần vì rừng bị chặt cả. “Hôm nay chúng ta đi Thung dâu phía trong nhé.” Cô Oanh nói với chúng nó khi cả nhóm tới chỗ hẹn. 4 giờ sáng, tờ mờ đất, vừa đi vừa nói chuyện rầm rì.

Thung Dâu thì thằng Hùng và con Vinh từng đi nhiều lần, chúng nó đi lấy lá dong về gói bánh Chưng mỗi dịp Tết. Đi từ nhà tới rừng, theo đường mòn cũng phải hơn 3 tiếng, sau đó mới leo tiếp vào từng khu vực. “Hai đứa đi rồi nhớ ra suối trước mặt trời xuống nhé. Trời tối nhanh không về kịp nguy hiểm.” Cô Oanh dặn chúng nó khi mỗi người tách ra đi sang một vạt rừng gần đó. Khu vực lấy lá Dong là phía dưới thung lũng, nhưng để lấy măng, phải leo lên và sang phía núi bạt ngàn nứa và giang, cũng gần sang tới Trường sơn.

“Hôm nay mình lấy măng nứa, mới mưa nên sẽ nhiều măng.” Con Vinh thông thạo nói. Hai đứa vừa đi vừa dùng dao phát quang lấy lối. Sang bên rừng nứa, mặt trời lên nắng nóng, nhưng chui dưới tán nứa rậm rạp mát mẻ. Trên đầu, nứa khô nằm ngang dọc như dàn cây rộng suốt triền núi. Phía dưới cũng vậy, nứa khô to như cổ chân, bé như ngón tay ngổn ngang xen với những bụi nứa non đang lên mơn mởn vươn trên cao. “Khu này Gốt lên khai thác nứa mấy năm nay, hết rồi. Măng cũng bé và ít. Chịu khó leo tiếp vào sâu trong kia.” Con Vinh vừa dọn đường vừa nói. Nứa rất nguy hiểm, sắc, cả lá lẫn tép khi dập tách ra thì sắc như lưỡi dao. Chưa kể những cây bị chặt vát sắc nhọn như chông nữa. May là trời nắng khô nên không có vắt.

Qua thung lũng rồi leo lên vạt rừng đối diện, nứa bên này còn nguyên các bụi cây to. “Măng mới lên, chịu khó bới cắt sâu bên dưới nhé. Cao ngang người thì bẻ là được.” Con Vinh hướng dẫn khi hai đứa tìm chỗ tập kết. “Cái này thì sao?” Thằng Hùng chỉ một cây nứa non, thân to như cổ chân, nhưng cao vút phải trên 3 mét thẳng tắp lên trời. “Lay cho nó gãy xuống, măng đấy mới ngon.” Nói xong con Vinh ra lay cây măng, phần ngọn tít trên cao bị giật mạnh gãy xuống là một cái măng rõ to. Nó nhặt lên và chỉ cho thằng Hùng “Lượm và dồn lại đây, chút nữa bóc.”

Hóa ra lấy măng khá thú vị, không khó, chỉ khó khi đi vào, tới rừng nứa và sẽ khó khi mang vác ra ngoài. Chỉ một lúc, hai đứa có cả đống măng to thu về. Phần việc tiếp theo phải làm là bóc măng. Chúng dùng dao dọc vỏ từ ngọn xuống một vệt rồi lấy tay bóc vỏ ra, lõi trong là phần măng trắng muốt có vỏ xanh. Cắt bỏ phần già, rồi ném vào bao tải. Trông cả đống măng như vậy, nhưng không được nhiều măng đã bóc. Lấy măng như chúng nó là đi gần, nhiều đội phải vào rừng sâu, lấy mấy ngày mới có măng to ở các bụi nứa to. Măng bóc xong họ luộc luôn, thậm chí sấy khô mới ra khỏi rừng. Măng nứa luộc ăn rất ngon, nhưng ngâm chua nguyên cả mậm sau khi luộc, khi nấu thì xé nhỏ ra, nấu xương, cá đều ngon, mát thanh. Nhưng lấy nhiều như này, con Vinh về sẽ luộc, nó rạch một khía từ ngọn xuống dọc thân măng, bửa rộng ra thành miếng và phơi khô. Sau buộc thành từng mớ cất lên gác bếp dành Tết bán.

“Vẫn còn sớm, sang bên kia lấy ít măng giang nhé?” Con Vinh đề nghị. Giang không giống như nứa, hiếm hơn, khó lấy hơn, ngon hơn và bán đắt tiền hơn nhiều măng nứa. Chả thế mà họ cũng thường lập lờ giữa măng khác với măng giang khô khi bán ngoài chợ. Hai đứa để bao măng đã bóc lại, tiếp tục dọn đường đi sang phía bên kia núi. Núi đá tai mèo lởm chởm. Các bụi giang mọc cheo leo hơn nứa. “Các cây giang to và già bị Gốt khai thác hết rồi. Chỉ còn những cây còng queo, gãy gục thôi.” Vừa tìm, con Vinh vừa phàn nàn. Không giống như nứa. Măng giang mọc khắp chỗ nhưng khá bé. Từ dưới đất lên, từ nách hay đoạn cụt của một cây giang già. Cũng có những cây măng cao vút nhưng không bằng nứa. “Mày bẻ hết nhé. Đừng chê nhỏ.” Con Vinh dặn. Măng giang nhỏ, lông măng nhiều, nâu sậm, thằng Hùng hăng hái bẻ, nó trèo lên trên dàn cây giang lộn xộn để với những cái măng bên ngoài.

“Sao cứng thế?” Thằng Hùng thốt lên khi hai đứa ngồi lại để bóc. Dao vát dọc thân măng nhưng vỏ măng rất cứng, dùng tay cũng chỉ bóc được chút một mới ra cái lõi măng. Rất dễ gãy vụn. “Ôi cẩn thận chứ, mày bỏ phí phần này rồi.” Con Vinh kêu lên khi nhìn thằng Hùng cắt bỏ các đoạn ống dài thân măng. “Măng giang phải lấy từng khoanh như này.” Vừa chỉ vừa với nhặt các đoạn thằng Hùng vứt, ướm thử và hướng dẫn “Thử dao thấy mềm đoạn gần mắt như này, cắt ra lấy, đây là phần non rất ngon.” Măng giang, bóc xong, gồm những khoanh hình trụ trắng xanh và phần ngọn ngắn, bé hơn nhiều măng nứa. Chính vậy, măng giang lấy khó và lâu vì ít, nhưng bù lại, ngon và bán đắt. “Thôi về bên kia đi, lấy đủ bữa, chứ nặng lắm. Hôm nào đi riêng bên rừng giang lấy măng giang.” Con Vinh đứng lên gom măng vào bao kéo thằng Hùng quay lại.

Sang tới chỗ măng nứa. Đã quá trưa, lúc này chúng nó mới chợt nhớ đói. Mỗi đứa có gói cơm nắm, ít muối vừng, vừa ngồi nghỉ vừa nhai. Thằng Hùng lúc này mới nhìn. Con Vinh đã phổng phao khác hẳn, mồ hôi chảy dài trên trán lẫn với vụn lá cây. Má nó ửng hồng vì nắng nóng ban trưa. Cơ thể nó có lẽ chật chội trong áo công nhân của mẹ nó. Lúc này thằng Hùng chợt nhận ra “Tao cũng có hai búp măng đang nhú” mà con Vinh nói hôm trước. Dường như hiểu thằng Hùng đang nhìn và nghĩ. Con Vinh ngồi im một lúc rồi nói. “Mày muốn xem măng của tao không?” Thằng Hùng giật bắn mình, ấp úng đỏ bừng mặt. Con Vinh không đùa, nó với tay thằng Hùng kéo lại. Chỗ ngồi là sườn dốc bên bụi nứa, bị kéo bất chợt khiến cả hai ngã nhào xuống dưới, may đống vỏ măng đủ êm không bị sao. Thằng Hùng đập mặt lên ngực con Vinh, nó cảm nhận được tiếng tim đập cùng hơi thở của cả hai đứa. Nằm yên một lúc, thằng Hùng ngồi dậy được, nhìn con Vinh vẫn nằm yên, áo bung ra lộ hai bầu ngực trắng nõn như búp măng chúng vừa bóc. “Cho mày đấy.” Con Vinh thì thào. Thằng Hùng đứng thần mặt nhìn, không biết phải làm gì, con Vinh nhổm lên kéo ngã thằng Hùng lần nữa.

Đúng lúc có tiếng gọi. “Vinh, Hùng xong chưa? Xuống ngay thôi kẻo muộn.” Tiếng cô Oanh gọi cùng tiếng léo nhéo các bà đi cùng, họ dang xuống suối. Con Vinh đứng dậy, lặng lẽ dọn dao, cắt dây buộc bao măng cho cả hai đứa, chia nhau cùng vác xuống dưới.

“Cháu đi là bao nhiêu năm rồi nhỉ?” Cô Oanh hỏi. “Dạ, cũng hơn 20 năm rồi.” Thằng Hùng đón chén nước trà và đáp. “Người còn, người mất, lớp trẻ thì đi làm ăn và ra phố, khu vực này quy hoạch đô thị hóa, không còn được như trước nữa.” Cô Oanh bắt chuyện với nó. Lúc thằng Hùng vào quán, nó cũng không nhận ra, nhưng rồi cô Oanh là người gọi tên nó. “Cái quán này, con Vinh nó cho cô mở, nó bảo xung quanh xây dựng cả, nó muốn có chút xưa giữ lại. Biệt thự kia là mấy mẹ côn nhà nó ở đấy.”

Thằng Hùng quan sát, quán nhỏ nằm dưới bụi tre, chính là bụi tre hầm chữ A ngày xưa, nay nó ở một bên cái cổng của căn biệt thự, con đường nhựa của khu đô thị mở đi phía ngoài gần như tách biệt thửa đất này. Quán cô Oanh là hướng ra phía con đường đó. Vừa là bán quán, vừa là môi giới đất cát. Tuổi cao cũng không làm gì thêm nữa.

“Con Vinh nó cũng giỏi, nhưng khổ. Nó buôn măng. Ngoài măng lấy ở rừng, thu mua của người hái măng, nó còn đào măng khắp đội, cả của rặng tre, bương trong đội nữa.” Cô Oanh kể. Thằng Hùng ngồi nghe, không hỏi. Cô Oanh kể tiếp “Để có thể đào măng trong đội, nó thông đồng với ông Kim bảo vệ, rồi ễnh bụng với ống ấy.”

Ngày đó, sau buổi lấy măng về, thằng Hùng ốm, nó chưa đi rừng cả ngày như vậy nên từ sau bố mẹ nó không cho đi nữa. Hết hè, cả nhà nó chuyển lên thị xã, nó học cấp III trên đấy. Con Vinh bỏ học, đi lấy măng bán, bán măng tươi, măng chua, măng khô. Nó phải nuôi đàn em cùng bố mẹ. Nó lấy măng khắp nơi, thế nhưng hai mậm măng tre ở bụi hầm chữ A nó chừa lại, về sau thành cả bụi to đùng. Người ta chặt, bán, tỉa, nhưng vẫn giữ lại bụi tre tới bây giờ. Khu vực chúng nó lấy lá dong, lấy măng, nứa khi xưa, nay đã là sân golf.

Thằng Hùng học xong cấp III, bố mẹ nó có suất cho đi lao động ở Đức, nó đi được mấy năm thì nước Đức phá tường. Chạy trốn, ở lại, kinh doanh, học hành, hai chục năm rồi nó mới trở về. Gần đây, đối tác thường mời đi chơi golf lên sân này, hôm nay nó tách ra về thăm chốn cũ. “Con Vinh từ buôn măng, rồi mở nhà hàng thịt thú rừng, nó làm đủ thứ, rồi buôn bất động sản. Nó trồng cả rừng trúc khai thác măng nữa, có con sớm quá nên bỏ học về sau có thêm con, mỗi đứa một bố, đến khổ.” Cô Oanh kể chuyện, chợt nhớ ra điều gì, hỏi “Ơ thế cháu đi đâu lên đây?”

“Cháu chơi golf, thực sự khó tin được rừng xưa giờ thành sân golf, những đồi hoang giờ là đô thị.” Thằng Hùng trả lời. “Này, sân golf đấy của con Vinh, nó bảo sẽ cho thằng lớn quản lý sau này. Nó cùng tay đại gia nào ấy, đầu tư. Mà chả hiểu sao, nó đào măng khắp thiên hạ, riêng bụi tre này nó không đào và không cho phá đi. Tấc đất tấc vàng, bụi tre chiếm chỗ nhiều.” Cô Oanh lẩm bẩm. Rồi tiếp tục kể “Con Vinh kể với tao, nó mất hai cái măng, nó hứa cho một người, nên giữ bụi tre này từ hai cái măng ban đầu.” Thằng Hùng tò mò “Mất là sao cô?”

Theo câu chuyện cô Oanh kể, trước khi chuyển sang làm nhà hàng rồi đất đai, con Vinh buôn măng, măng để bảo quản, để giữ màu sắc, nó phải xử lý, ngâm, tẩm nhiều hóa chất. Thậm chí măng tươi, nó ngâm giữ nguyên vỏ để vài tháng vớt ra bán vẫn như vừa đào. Các nhà hàng lúc nào cũng có măng tươi. “Rồi nó bị ung thư vú, phải mổ cắt cả hai bên.” Cô Oanh nhấn mạnh, “có lẽ chuyện đấy mà nó nói hệ quả măng tẩm hóa chất không tốt nên chuyển sang việc khác?” Cô Oanh nói thêm “Đấy, có thích ăn măng thì nhớ đúng mùa nhé, đừng dại rồi toàn hóa chất ngâm tẩm.”

Thằng Hùng về nước, làm ăn mấy năm nay, vừa là bận vừa là đắn đo, không biết có nên ghé về chốn cũ không, nơi nó có tuổi thơ với rừng, với măng. Nó biết, những bụi tre, bương, hay nứa, giang, khi bị khai thác măng thì sẽ trở nên xơ xác, rất khó để lên được những thân cây to khỏe. Thằng Hùng chưa muốn gặp con Vinh, nó bỏ về, nó cứ phân vân việc con Vinh lấy măng!

Lương sơn, 12-2023 - #monandangiadvp

Đặng Vân Phúc

Nguồn VHPT: https://vanhoavaphattrien.vn/mang-a22105.html