Macron: Từ nhân viên ngân hàng đến tân Tổng thống Pháp

Các đây chưa lâu, không ai nghĩ rằng, Macron có thể làm nên điều kỳ diệu. Ông nổi tiếng từ cuộc hôn nhân cho đến việc lập hẳn một đảng để tranh cử. Hơn nữa ông từng là một nhân viên ngân hàng...

Chiến thắng bằng trực giác về nến chính trị Pháp?

Sau chiến dịch tranh cử sôi nổi và gay cấn, vào ngày 7 tháng 5, người Pháp đã lựa chọn ông Emmanuel Macron, cựu Bộ trưởng Kinh tế Pháp, người chưa từng có kinh nghiệm tranh cử, trở thành vị Tổng thống tiếp theo.

Hai ứng viên cuối cùng trong kỳ bầu cử Tổng thống Pháp vừa qua: Ông Emmanuel Macron và bà Marine Le Pen.

Ông Macron giành được 65,8% số phiếu bầu từ cử tri trong cuộc đua khốc liệt với đối thủ theo chủ nghĩa dân tộc, bà Marine Le Pen. Kết quả trên là minh chứng mạnh mẽ cho thấy một nền dân chủ tự do phương Tây và đường lối ôn hòa ủng hộ Liên minh châu Âu có thể tạo ra làn sóng phản ứng với chủ nghĩa dân túy và dân tộc.

Mười ba tháng trước, ông Macron đã tự lập ra đảng chính trị En Marche! (On the Move! – tạm dịch: Nước Pháp tiến lên). Khi ấy, ông hi vọng sẽ chống chọi được với những hệ thống đảng khác vốn có kinh nghiệm hoạt động hàng thập kỷ và cho tới nay vẫn đang phát triển mạnh mẽ. Nhiều người cho rằng, suy nghĩ của ông Macron là viển vông, bởi từ khi Nền Cộng hòa thứ năm được thành lập vào năm 1958 tới nay, chưa ứng viên nào không có kinh nghiệm có thể giành được chỗ đứng trong kỳ bầu cử Tổng thống.

Tuy nhiên, Emmanuel Macron đã khéo léo đánh trúng vào tâm lý “vỡ mộng” của người Pháp với xã hội hiện tại để giành ưu thế trong cuộc đua vừa qua. Sự kết hợp giữa việc người dân mất niềm tin vào các đảng phái và một chút may mắn đã giúp ông Macron đánh bại đối thủ.

Ở hầu hết các cuộc bầu cử trên toàn nước Pháp trong 10 năm qua, ở tất cả các cấp chính quyền, người Pháp đã bỏ phiếu chống lại đảng cầm quyền. Sau 5 năm dưới sự lãnh đạo của vị Tổng thống thuộc đảng Xã hội, những ứng viên phe trung hữu Cộng hòa nghĩ rằng cơ hội sắp tới sẽ thuộc về họ. Tuy nhiên, ứng viên François Fillon đã chịu thất bại nặng nề do những bê bối.

Ông Macron sớm nhận ra rằng những nhân vật trung dung có vị trí nhất định trong lòng cử tri và đã tận dụng ưu thế đó để giành chiến thắng.

Vị tân Tổng thống trẻ tuổi Emmanuel Macron đã sớm nhận ra rằng những nhân vật trung dung như ông có vị trí nhất định trong lòng cử tri. Trực giác đã giúp ông giành chiến thắng.

Cái kết mỹ mãn của "cuộc phiêu lưu chính trị mạo hiểm"

Cuộc “phiêu lưu chính trị” đầy mạo hiểm của ông Macron bắt đầu khi ông quan sát và nghiệm ra một điều rằng các đảng chính trị hiện đang tồn tại không thể giải quyết nỗi sợ hãi giúp thúc đẩy chủ nghĩa dân túy. Thêm vào đó, sự phân cực sâu sắc giữa cánh tả và cánh hữu cũng trở thành rào cản đối với các chương trình cải cách kinh tế khi các bên luôn xảy ra bất đồng.

Sinh ra trong một gia đình có bố mẹ đều là bác sĩ tại tỉnh Amiens miền bắc nước Pháp, ông Macron được theo học tại ngôi trường danh giá Ecole Nationale d’Administration. Năm 2002, khi cha của bà Le Pen, ông Jean-Marie Le Pen, đưa đảng cực hữu Mặt trận Dân tộc (FN) vào vòng bầu cử cuối (nhưng thua cuộc) là thời điểm mà Macron nhận ra sự thất bại của các đảng phái chính trị. Macron từng làm một ngân viên ngân hàng cho đến các vị trí khác.

Theo Macron, điểm cốt lõi của nghệ thuật lãnh đạo là các nhà chính trị cần phải đề xuất một thứ gì đó tích cực, thuyết phục và hấp dẫn. Cụ thể, đó là một xã hội cởi mở, vị tha, ủng hộ Liên minh châu Âu, khuyến khích những doanh nghiệp tư nhân chứ không phải bảo vệ quá mức hay nghiền nát họ, và cuối cùng là tạo ra con đường thoát nghèo cho những nạn nhân của toàn cầu hóa.

Quan điểm trên đã giúp ông Macron thu phục niềm tin từ những cử tri Pháp và giành đa số phiếu bầu trong kỳ bầu cử vừa qua. Nhưng đó mới chỉ là thành công bước đầu với nhà lãnh đạo trẻ. Khi dư âm của bữa tiệc ăn mừng chiến thắng dần lắng xuống, ông phải tìm cách nói chuyện với một phần ba những người đã không bỏ phiếu cho mình. Hay nói cách khác, ông phải đối mặt với một nước Pháp với những chia rẽ, cùng với đó là gánh nặng chèo lái đất nước khi phải chiến đấu với những đảng truyền thống.

Ông Emmanuel Macron sẽ nhậm chức tổng thống Pháp từ ngày 14 tháng 5 năm 2017.

Danh Tuyên

Nguồn Người Đưa Tin: http://www.nguoiduatin.vn/diem-yeu-cua-chinh-truong-phap-giup-ong-macron-gianh-chien-thang-a325039.html