Lý do nhiều công ty châu Âu, Mỹ chuyển hướng tự chủ sản xuất

Chiến sự Nga - Ukraine, Trung Quốc và ảnh hưởng của Tiktok là những động lực thúc đẩy các doanh nghiệp chạy theo xu hướng tự chủ sản xuất ở chính quốc gia của họ.

“Reshoring” là quá trình trả lại sản xuất và sản xuất các mặt hàng về nước gốc của công ty. Quá trình này được thiết lập để hỗ trợ chuỗi cung ứng toàn cầu khi các công ty tìm kiếm nguồn sản phẩm - chẳng hạn như quần áo và chip máy tính - gần quốc gia của họ, quay lưng lại với các cường quốc sản xuất như Trung Quốc.

Một số giám đốc điều hành thậm chí còn tỏ ra quan tâm đến việc sản xuất trong nước hơn là về tác động của trí tuệ nhân tạo đối với doanh nghiệp của họ.

 Mỹ và châu Âu đều đang chuẩn hướng tự chủ sản xuất. Ảnh: CNBC.

Mỹ và châu Âu đều đang chuẩn hướng tự chủ sản xuất. Ảnh: CNBC.

Trung Quốc, trung tâm sản xuất toàn cầu trong một thập kỷ, đang mất dần vị thế thống trị. Nổi bật, hoạt động sản xuất của nước này đã giảm trong tháng 4 và tháng 5.

Trong khi đó, cuộc chiến Nga - Ukraine và hậu quả của đại dịch Covid-19 đang tiếp tục làm gián đoạn quá trình vận chuyển hàng hóa. Từ đó, nhiều công ty đang cân nhắc lại các phương pháp tìm nguồn cung ứng của họ.

Đồng thời, Mỹ đang thúc đẩy các ưu đãi cho sản xuất chip máy tính và linh kiện xe điện trong nước, trong khi Liên minh châu Âu (EU) đã công bố gói 43 tỷ euro (46 tỷ USD) để thúc đẩy sản xuất chip trong khối.

Xu hướng tự chủ sản xuất lên ngôi

Trong các cuộc thảo luận gần đây, một số ngân hàng đề cập đến xu hướng sản xuất trong nước.

Cụ thể, ngân hàng Bank of America đã đề cập đến “reshoring” - trong đó các công ty chuyển sản xuất từ nước ngoài sang các quốc gia nơi hàng hóa được bán đã tăng 128% trong quý đầu tiên của năm so với cùng kỳ một năm trước.

Trong khi đó, sự quan tâm đến trí tuệ nhân tạo đã tăng 85% so với năm trước, theo một lưu ý ngày 29 tháng 4 của chiến lược gia Savita Subramanian của nBofA.

Trên thực đó, khoảng 1.600 giám đốc điều hành ấp ủ ý định dịch chuyển các bộ phận của chuỗi cung ứng về gần quốc gia của họ hơn, lần lượt 78% ở châu Âu, 70% ở Mỹ và 54% ở Trung Quốc

Công ty môi giới Strategas Securities đã phân tích bảng điểm cuộc gọi thu nhập S&P 1500 cho năm ngoái, nhận thấy “sự gia tăng đáng chú ý” khi đề cập đến “reshoring” và “nearshoring” - trong đó các hoạt động sản xuất được chuyển đến các quốc gia gốc của công ty.

Ryan Grabinski, Giám đốc điều hành của Strategas Securities cho biết: “Điều này hoàn toàn khác biệt so với những năm 2010 khi tăng trưởng/lạm phát thấp, chuỗi cung ứng toàn cầu và cuối cùng là toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ”.

Hiệu ứng TikTok

Trong ngành may mặc, doanh số bán các mặt hàng phổ biến như áo sơ mi trắng khá dễ dự đoán, vì vậy việc sản xuất và vận chuyển những loại hàng hóa đó từ nước ngoài là điều hợp lý, McRaith nói với CNBC qua điện thoại.

Tuy nhiên, hoạt động sản xuất trong nước có thể phù hợp với nhiều mặt hàng thời trang theo có nhu cầu bắt kịp xu hướng như trên TikTok nói chung và TikTokshop nói riêng.

 Một công nhân may quần áo tại xưởng may cung cấp hàng cho Shein, ở Quảng Châu, Trung Quốc. Shein sẽ sản xuất hàng hóa ở Brazil cho thị trường Mỹ Latinh, thay vì vận chuyển chúng từ Trung Quốc. Ảnh: CNBC.

Một công nhân may quần áo tại xưởng may cung cấp hàng cho Shein, ở Quảng Châu, Trung Quốc. Shein sẽ sản xuất hàng hóa ở Brazil cho thị trường Mỹ Latinh, thay vì vận chuyển chúng từ Trung Quốc. Ảnh: CNBC.

Đồng thời, các doanh nghiệp có thể phản ứng nhanh để sản xuất các mặt hàng được cung cấp tại địa phương.

Tháng trước, gã khổng lồ thời trang nhanh Shein của Trung Quốc đã công bố khoản đầu tư 150 triệu USD vào sản xuất tại Brazil cho thị trường Mỹ Latinh, một động thái mà McRaith kỳ vọng công ty sẽ nhân rộng ở Mỹ và châu Âu.

McRaith cho biết đại dịch Covid-19 đã đẩy nhanh một số xu hướng kinh doanh lên 5 năm. “Không còn là trường hợp các thương hiệu nói với người tiêu dùng nên mua gì, giờ đây thực sự là người tiêu dùng quyết định cách các thương hiệu vận hành. Vì vậy, nó thực sự đảo ngược toàn bộ mô hình đó. Thách thức là các chuỗi cung ứng hiện có được xây dựng cho mô hình cũ,” ông nói.

Mỹ mở rộng sản xuất

Theo nhóm vận động hành lang Reshoring Initiative, các công ty tại xứ cờ hoa tuyển dụng kỷ lục trong lĩnh vực sản xuất, với khoảng 360.000 thông báo việc làm vào năm 2022, tăng 53% so với năm 2021 (số liệu bao gồm vai trò sản xuất của Mỹ từ cả công ty trong nước và nước ngoài).

Các nhà sản xuất thiết bị điện đã công bố nhiều việc làm nhất, với pin EV là một trong những sản phẩm hàng đầu, tiếp theo là các nhà sản xuất sản phẩm máy tính bao gồm cả chip, linh kiện bán dẫn.

 Mô phỏng nhà máy sản xuất pin xe điện lớn nhất thế giới của Tesla. Ảnh: Insideevs.

Mô phỏng nhà máy sản xuất pin xe điện lớn nhất thế giới của Tesla. Ảnh: Insideevs.

Đạo luật Giảm lạm phát do Tổng thống Mỹ Joe Biden ký vào tháng 8 cung cấp các khoản tín dụng thuế cho xe điện. Vào tháng 2, chính quyền nước này cho biết họ muốn có 500.000 trạm sạc xe điện công cộng trên đường cao tốc vào năm 2030.

Lithium hydroxit là thành phần chính sản xuất pin EV, hiện hầu hết được sản xuất tại Trung Quốc. Keith Phillips, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của công ty khai thác Piedmont Lithium của Hoa Kỳ cho biết, những nỗ lực đó của chính phủ Hoa Kỳ nhằm mang lại lợi ích cho các nhà cung cấp trong nước.

“Nếu chúng ta xây dựng một nền kinh tế dựa trên điện khí hóa và pin EV, điều thực sự quan trọng là phải kiểm soát chuỗi cung ứng của chính chúng ta,” ông nói với “Street Signs Asia” của CNBC vào tháng Tư.

Vào ngày 8/5, Elon Musk động thổ nhà máy tinh chế lithium ở Corpus Christi, Texas (Mỹ), công ty ôtô đặt mục tiêu sản xuất đủ lithium để sản xuất một triệu xe điện mỗi năm.

Dù vậy, các nhà phân tích nhận định sẽ “mất thời gian” để xứ cờ hoa có thể tự cung tự cấp trong sản xuất lithium hydroxit và cho biết cần phải khai thác thêm lithium thô.

Anh rục rịch tìm cung ứng tại địa phương

Tại Vương quốc Anh, 40% các nhà sản xuất được khảo sát đã tìm nguồn cung ứng nhiều hàng hóa trong nước hơn trong năm qua. Đồng thời, họ cũng có kế hoạch tương tự cho năm tới.

Mặc dù sản xuất hàng hóa gần điểm bán hàng có thể giảm chi phí, nhưng lý do chính để tìm nguồn cung ứng tại địa phương là để tránh sự gián đoạn có thể xảy ra trong chuỗi cung ứng dài hơn - chẳng hạn như Covid và chiến tranh Ukraine - theo khảo sát của Make UK.

Đối với nhà sản xuất thiết bị âm thanh BishopSound của Anh, việc chuyển một số chuỗi cung ứng từ Trung Quốc sang Yorkshire ở miền Bắc nước Anh đã cải thiện dòng tiền vì số lượng đặt hàng tối thiểu trong nước thấp hơn.

“Trong quá khứ, chúng tôi đã nhập khẩu loa ván ép thành phẩm từ Trung Quốc cách đó 7.000 dặm với khoản phí vận chuyển không nhỏ. Chúng tôi hiện đang sản xuất tất cả sản phẩm và sử dụng các bộ phận do Anh sản xuất bất cứ khi nào có thể. Chúng tôi đã ngừng nhập khẩu loa gỗ thành phẩm vào tháng 12 năm ngoái,” người sáng lập công ty Andrew Bishop nói với CNBC qua email.

Ngoài ra, Bishop chia sẻ các lợi ích khác của việc sản xuất trong nước bao gồm khả năng sản phẩm bị sao chép thấp hơn, cũng như kiểm soát chất lượng được cải thiện và tác động môi trường nhỏ hơn.

Thậm chí, vì vấn đề chính trị, việc nước Anh tách khỏi sản xuất của Trung Quốc là lựa chọn một sớm một chiều, ông nhận định.

Điệp Nguyễn (Theo CNBC)

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/ly-do-nhieu-cong-ty-chau-au-my-chuyen-huong-tu-chu-san-xuat-post250027.html