Lùm xùm xung quanh vé tàu 10.000 đồng của ngành đường sắt

Hàng trăm người dân đã đổ đến ga Hà Nội, Đà Nẵng mà không thể mua được vé tàu rẻ xuất phát từ quảng cáo mập mờ của ngành đường sắt.

Khá đông hành khách đến ga Hà Nội ngày 15/6 để chờ mua vé 10.000 đồng.

Bộ Xây dựng: Việt Nam không hoãn cấp “sổ đỏ” cho người nước ngoài

Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) giữa kỳ 2017 ngày 16/6, Tiểu nhóm Công tác Đất đai chất vấn Chính phủ Việt Nam về việc hoãn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (giấy CNQSDĐ hay còn gọi là sổ đỏ) cho người nước ngoài.

Đại diện Tiểu nhóm Công tác Đất đai cho rằng, các văn bản pháp luật đã được ban hành để tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường bất động sản, gồm Luật Kinh doanh bất động sản 2014 và Luật Nhà ở 2014 (cả 2 luật đều có hiệu lực từ 1/7/2015). (Xem tiếp)

Ngành đường sắt thừa nhận gây hiểu nhầm về vé tàu 10.000 đồng

Ngày 15/6, lãnh đạo Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội (HARACO) cho biết, những ngày qua, do thông tin việc bán vé tàu của đơn vị chưa đầy đủ dẫn đến hành khách hiểu nhầm cứ đến ga là mua được vé 10.000 đồng.

Trước đó, đơn vị này chỉ thông tin sẽ tung 8.000 vé tàu giá rẻ trên các đoàn tàu khách từ Hà Nội đi Hải Phòng, Lào Cai, Đồng Đăng, Vinh, Quảng Bình, Đà Nẵng và ngược lại. Chương trình vé rẻ áp dụng ngẫu nhiên cho hành khách đi tàu từ ngày 19/6 đến hết ngày 30/8.

Theo đại diện HARACO, phương thức bán vé giá rẻ 10.000 đồng được bán ngẫu nhiên, tức là chỉ khi hành khách hoàn thành việc đặt vé online hoặc khi người bán nhập thông tin của khách mua thì hệ thống bán vé điện tử mới hiện giá 10.000 đồng. Do đó, chỉ khi hành khách thanh toán thì mới biết được mua vé giá rẻ hay không. (Xem tiếp)

Quy trách nhiệm mập mờ, Bộ nào cũng muốn gánh “nợ công” về mình?

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá 14, ngày 16/6, đại biểu Quốc hội thảo luận về dự án Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) tại hội trường.

Một trong những vấn đề vẫn tiếp tục nhận được những ý kiến khác nhau tại phiên thảo luận đó là đầu mối quản lý nợ công.

Tại dự thảo luật, Chính phủ vẫn đề nghị giữ nguyên ba đầu mối như hiện hành. Cụ thể, Điều 19 dự thảo Luật quy định Bộ Tài chính là cơ quan giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về nợ công; Điều 20 giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm trước Chính phủ về quản lý Nhà nước đối với nguồn vốn ODA, vay ưu đãi từ các nhà tài trợ nước ngoài, làm đầu mối vận động, ký kết hiệp định khung; Điều 21 giao Ngân hàng Nhà nước chủ trì đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế... (Xem tiếp)

Không xây dựng cao ốc, khu thương mại lớn ở nội đô khi hạ tầng chưa đáp ứng

Tại phiên chất vấn Phó thủ tướng Chính phủ tại kỳ họp thứ  3 Quốc hội khoá 14, đại biểu Ngọ Duy Hiểu (Hà Nội) đã đề nghị Phó thủ tướng cho biết thời gian tới Chính phủ sẽ có những giải pháp gì để làm giảm ùn tắc giao thông ở các thành phố lớn.

“Cử tri của Thủ đô Hà Nội rất quan tâm đến một giải pháp đã được nêu nhiều, nhắc nhiều, đó là di dời các cơ quan, trường học, bệnh viện, cơ quan hành chính ra khỏi khu vực nội đô”, đại biểu Hiểu đặt vấn đề.

Trả lời ý kiến đại biểu, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình cho biết, việc di dời các trường học, bệnh viện, công sở từ trung tâm thành phố ra ngoại ô, đây là chủ trương đúng. (Xem tiếp)

Đại gia vàng xin làm du lịch ở khu đất có biệt phủ trái phép

Một góc biệt phủ của ông Quang trước khi bị buộc tháo dỡ. Ảnh: Nguyễn Đông.

Tối 15/6, ông Đàm Quang Hưng, Chủ tịch UBND quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) cho biết HĐND TP Đà Nẵng vừa chuyển xuống quận đơn của ông Ngô Văn Quang, Giám đốc một công ty vàng ở Quảng Nam, xin chuyển đổi khu đất xây khu biệt thự không phép dưới chân núi Hải Vân trước đó để làm khu du lịch.

Ông Hưng nói, trước đây khu vực ông Quang xây khu biệt thự này là đất rừng, không được cấp phép. "Còn bây giờ đất rừng đã được chuyển thành đất khác theo quy hoạch của thành phố rồi, cho nên cũng có thể lấy ý kiến của các ngành và địa phương để xem xét, báo cáo thành phố quyết định", ông Hưng cho hay. (Xem tiếp)

Tăng trưởng tín dụng cao, GDP lại đạt thấp: “Vậy dòng tiền đi đâu?”

Tại phiên chất vấn Phó thủ tướng Chính phủ tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá 14, đại biểu Trần Văn Minh cho biết ông đã tìm, nhưng chưa thấy một báo cáo nào phân tích rõ đó là thời gian qua chi ngân sách Nhà nước liên tục tăng cao, tín dụng ngân hàng cũng liên tục tăng trưởng cao nhưng GDP lại liên tục giảm.

"Vậy, có một câu hỏi là dòng tiền đầu tư hiện nay đang đi đâu, có phải đang bị sử dụng dàn trải kém hiệu quả và chưa đi đúng vào các ngành, lĩnh vực sớm tạo ra sự tăng trưởng không?", đại biểu chất vấn.

Về vấn đề này, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, trong Quý 1 năm nay, chi tín dụng tăng trưởng cao 6,5% nhưng tăng trưởng thấp, đại biểu có hỏi không biết tín dụng đi đâu. (Xem tiếp)

Nguồn BizLIVE: http://bizlive.vn/thoi-su/lum-xum-xung-quanh-ve-tau-10000-dong-cua-nganh-duong-sat-2876238.html