Loại trực thăng vũ trang duy nhất Mỹ dùng tại chiến trường Việt Nam

AH-1 Cobra là một trong những chiếc trực thăng được quân đội Mỹ sử dụng nhiều nhất trên chiến trường Việt Nam, sau hơn nửa thế kỉ hoạt động, hành trình của những chiếc AH-1 Cobra đã đến lúc kết thúc.

Chiếc trực thăng vũ trang AH-1 đầu tiên đến Căn cứ Không quân Biên Hòa, miền Nam Việt Nam vào ngày 30/8/1967 để thử nghiệm chiến đấu bởi Đội Huấn luyện Thiết bị Mới Cobra của quân đội Mỹ.

Chiếc trực thăng vũ trang AH-1 đầu tiên đến Căn cứ Không quân Biên Hòa, miền Nam Việt Nam vào ngày 30/8/1967 để thử nghiệm chiến đấu bởi Đội Huấn luyện Thiết bị Mới Cobra của quân đội Mỹ.

Ngày 4/9 cùng năm, loại trực thăng này ghi được trận đánh đầu tiên bằng cách đánh chìm một chiếc thuyền tam bản của những người lính giải phóng. Đơn vị AH-1 đầu tiên là Đại đội Trực thăng Xung kích 334, được tuyên bố hoạt động vào ngày 6/10/1967.

Ngày 4/9 cùng năm, loại trực thăng này ghi được trận đánh đầu tiên bằng cách đánh chìm một chiếc thuyền tam bản của những người lính giải phóng. Đơn vị AH-1 đầu tiên là Đại đội Trực thăng Xung kích 334, được tuyên bố hoạt động vào ngày 6/10/1967.

Quân đội Mỹ sau đó đã vận hành trực thăng vũ trang Cobra liên tục cho đến khi Mỹ và quân đồng minh rút khỏi miền Nam Việt Nam vào năm 1973. Điển hình, AH-1 đã hỗ trợ hỏa lực cho các lực lượng mặt đất và hộ tống những chiếc trực thăng vận tải.

Quân đội Mỹ sau đó đã vận hành trực thăng vũ trang Cobra liên tục cho đến khi Mỹ và quân đồng minh rút khỏi miền Nam Việt Nam vào năm 1973. Điển hình, AH-1 đã hỗ trợ hỏa lực cho các lực lượng mặt đất và hộ tống những chiếc trực thăng vận tải.

Ngoài ra, AH-1 còn thực hiện các vai trò khác như trở thành phương tiện chiến đấu của các tiểu đoàn pháo binh tên lửa trên không (ARA) hoặc là phương tiện chiến đấu chính của các sư đoàn không vận.

Ngoài ra, AH-1 còn thực hiện các vai trò khác như trở thành phương tiện chiến đấu của các tiểu đoàn pháo binh tên lửa trên không (ARA) hoặc là phương tiện chiến đấu chính của các sư đoàn không vận.

Quân đội Mỹ cũng thành lập các đội "sát thủ thợ săn" bằng cách sử dụng AH-1 bay cùng với trực thăng trinh sát OH-6A, một đội thường bao gồm một chiếc OH-6 bay chậm và thấp để tìm quân địch. Nếu OH-6 khai hỏa thì AH-1 Cobra có thể tấn công kẻ thù sau khi nó đã lộ diện.

Quân đội Mỹ cũng thành lập các đội "sát thủ thợ săn" bằng cách sử dụng AH-1 bay cùng với trực thăng trinh sát OH-6A, một đội thường bao gồm một chiếc OH-6 bay chậm và thấp để tìm quân địch. Nếu OH-6 khai hỏa thì AH-1 Cobra có thể tấn công kẻ thù sau khi nó đã lộ diện.

Vào ngày 12/9/1968, Đại úy Ronald Fogleman đang lái chiếc chiến đấu cơ F-100 Super Sabre, thì máy bay bị bắn rơi và ông đã phóng dù thoát thân ra cách Biên Hòa 200 dặm (320 km) về phía bắc. Fogleman trở thành phi công may mắn duy nhất được cứu bằng trực thăng AH-1G.

Vào ngày 12/9/1968, Đại úy Ronald Fogleman đang lái chiếc chiến đấu cơ F-100 Super Sabre, thì máy bay bị bắn rơi và ông đã phóng dù thoát thân ra cách Biên Hòa 200 dặm (320 km) về phía bắc. Fogleman trở thành phi công may mắn duy nhất được cứu bằng trực thăng AH-1G.

Tập đoàn Bell đã chế tạo 1.116 chiếc AH-1G cho quân đội Mỹ từ năm 1967 đến năm 1973 và AH-1 Cobra đã có hơn một triệu giờ hoạt động tại Việt Nam. Số lượng AH-1 cùng phục vụ đạt đỉnh điểm là 1.081 chiếc.

Tập đoàn Bell đã chế tạo 1.116 chiếc AH-1G cho quân đội Mỹ từ năm 1967 đến năm 1973 và AH-1 Cobra đã có hơn một triệu giờ hoạt động tại Việt Nam. Số lượng AH-1 cùng phục vụ đạt đỉnh điểm là 1.081 chiếc.

Trong số gần 1.110 chiếc AH-1 đã được chuyển giao từ năm 1967 đến năm 1973, khoảng 300 chiếc đã bị tiêu diệt do quân giải phóng bắn hạ khi chiến đấu và gặp tai nạn trong các vụ xung đột.

Trong số gần 1.110 chiếc AH-1 đã được chuyển giao từ năm 1967 đến năm 1973, khoảng 300 chiếc đã bị tiêu diệt do quân giải phóng bắn hạ khi chiến đấu và gặp tai nạn trong các vụ xung đột.

Đỉnh điểm là trong Đường 9 Nam Lào, hỏa lực của quân giải phóng đã khiến 26 chiếc AH-1G của quân đội Mỹ đã bị phá hủy trong khi 158 chiếc khác bị thiệt hại ở nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau.

Đỉnh điểm là trong Đường 9 Nam Lào, hỏa lực của quân giải phóng đã khiến 26 chiếc AH-1G của quân đội Mỹ đã bị phá hủy trong khi 158 chiếc khác bị thiệt hại ở nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau.

Thủy quân lục chiến Mỹ cũng đã vận hành AH-1G Cobra ở Việt Nam trong một thời gian ngắn trước khi sử dụng AH-1J Cobra hai động cơ. Các AH-1G đã được thủy quân lục chiến áp dụng như một biện pháp tạm thời, tổng cộng 38 máy bay trực thăng đã được chuyển giao từ lục quân Mỹ cho thủy quân lục chiến vào năm 1969.

Thủy quân lục chiến Mỹ cũng đã vận hành AH-1G Cobra ở Việt Nam trong một thời gian ngắn trước khi sử dụng AH-1J Cobra hai động cơ. Các AH-1G đã được thủy quân lục chiến áp dụng như một biện pháp tạm thời, tổng cộng 38 máy bay trực thăng đã được chuyển giao từ lục quân Mỹ cho thủy quân lục chiến vào năm 1969.

Trong suốt những năm 1990, quân đội Mỹ từng bước loại bỏ các phi đội AH-1 Cobra. Và đến tháng 3/1999 Mỹ đã hoàn thành quá trình loại bỏ những chiếc AH-1 này.

Trong suốt những năm 1990, quân đội Mỹ từng bước loại bỏ các phi đội AH-1 Cobra. Và đến tháng 3/1999 Mỹ đã hoàn thành quá trình loại bỏ những chiếc AH-1 này.

Quân đội Mỹ sau đó đã tìm kiếm một loại trực thăng kế nhiệm có khả năng hơn thay thế cho AH-1 Cobra. Nhanh chóng Mỹ đã trang bị một phi đội lớn gồm những chiếc AH-64 Apache, kể từ khi nhận được mẫu đầu tiên của loại này vào đầu năm 1984. Những chiếc AH-1 bị thu hồi thường được cung cấp cho các nhà khai thác tiềm năng khác, chủ yếu là các đồng minh NATO.

Quân đội Mỹ sau đó đã tìm kiếm một loại trực thăng kế nhiệm có khả năng hơn thay thế cho AH-1 Cobra. Nhanh chóng Mỹ đã trang bị một phi đội lớn gồm những chiếc AH-64 Apache, kể từ khi nhận được mẫu đầu tiên của loại này vào đầu năm 1984. Những chiếc AH-1 bị thu hồi thường được cung cấp cho các nhà khai thác tiềm năng khác, chủ yếu là các đồng minh NATO.

Lục quân Mỹ cũng cho rút AH-1 khỏi lực lượng dự bị vào tháng 9/2001. Những chiếc AH-1 đã nghỉ hưu sau đó được thanh lý, thường thông qua việc bán cho các khách hàng ở nước ngoài, đơn vị cuối cùng của phi đội đã được thanh lý vào năm 2010. Một số cũng được trao cho Cơ quan Lâm nghiệp của Mỹ.

Lục quân Mỹ cũng cho rút AH-1 khỏi lực lượng dự bị vào tháng 9/2001. Những chiếc AH-1 đã nghỉ hưu sau đó được thanh lý, thường thông qua việc bán cho các khách hàng ở nước ngoài, đơn vị cuối cùng của phi đội đã được thanh lý vào năm 2010. Một số cũng được trao cho Cơ quan Lâm nghiệp của Mỹ.

AH-1 hiện nay vẫn còn 1 số ít tiếp tục phục vụ trong lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ, các đơn vị này vận hành cả hai loại trực thăng có động cơ là AH-1W SuperCobra và AH-1Z Viper. Nguồn ảnh: Warhistory.

AH-1 hiện nay vẫn còn 1 số ít tiếp tục phục vụ trong lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ, các đơn vị này vận hành cả hai loại trực thăng có động cơ là AH-1W SuperCobra và AH-1Z Viper. Nguồn ảnh: Warhistory.

Trực thăng vũ trang Cobra bị phiến quân khủng bố bắn hạ tại Trung Đông. Nguồn: Gerilatv.

Thái Hòa

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/loai-truc-thang-vu-trang-duy-nhat-my-dung-tai-chien-truong-viet-nam-1608083.html