Loài cây khổng lồ ở châu Phi có tuổi thọ sánh ngang trời đất

Với chiều cao trung bình khoảng 25m, chiều ngang đến hàng chục vòng tay ôm, cây bao báp ở châu Phi có thể 'sống thọ' vài ngàn năm. Loài cây khổng lồ này vô cùng hữu ích từ vỏ cây, lá, quả...

Tại châu Phi, cây bao báp là một trong những loài cây khổng lồ nhất. Nó đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người dân.

Tại châu Phi, cây bao báp là một trong những loài cây khổng lồ nhất. Nó đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người dân.

Theo các chuyên gia, cây bao báp mọc lên từ hạt. Nhiều hạt cây rơi xuống đất rồi sẽ nảy mầm sau khi mưa trút xuống. Từ đó, cây bao báp từng bước vươn mình phát triển, cắm rễ sâu xuống lòng đất để có thể tồn tại được trong môi trường nắng nóng ở châu Phi.

Theo các chuyên gia, cây bao báp mọc lên từ hạt. Nhiều hạt cây rơi xuống đất rồi sẽ nảy mầm sau khi mưa trút xuống. Từ đó, cây bao báp từng bước vươn mình phát triển, cắm rễ sâu xuống lòng đất để có thể tồn tại được trong môi trường nắng nóng ở châu Phi.

Bao báp thuộc họ Gạo và là loài cây trữ nước giúp nó tồn tại giữa thời tiết khô cằn ở châu Phi. Khi trưởng thành, mỗi cây bao báp có chiều cao trung bình khoảng 25m, chiều ngang đến chục vòng tay ôm và dung tích trữ nước ở thân lên tới 120.000 lít nước.

Bao báp thuộc họ Gạo và là loài cây trữ nước giúp nó tồn tại giữa thời tiết khô cằn ở châu Phi. Khi trưởng thành, mỗi cây bao báp có chiều cao trung bình khoảng 25m, chiều ngang đến chục vòng tay ôm và dung tích trữ nước ở thân lên tới 120.000 lít nước.

Cây bao báp có thể sống đến hàng trăm năm. Tuy nhiên, do gỗ của loài cây này không sinh ra các vòng tăng trưởng như các loại cây gỗ nên khó kiểm chứng.

Cây bao báp có thể sống đến hàng trăm năm. Tuy nhiên, do gỗ của loài cây này không sinh ra các vòng tăng trưởng như các loại cây gỗ nên khó kiểm chứng.

Theo website của Vườn quốc gia Kruger ở Nam Phi, một số cây bao báp có thể sống đến hơn 2.000 năm.

Theo website của Vườn quốc gia Kruger ở Nam Phi, một số cây bao báp có thể sống đến hơn 2.000 năm.

Cây bao báp "già nhất" từng được ghi nhận đã bị đổ vào năm 2010 là cây Panke ở Zimbabwe. Theo ước tính, cây này đã tồn tại được khoảng 2.500 năm.

Cây bao báp "già nhất" từng được ghi nhận đã bị đổ vào năm 2010 là cây Panke ở Zimbabwe. Theo ước tính, cây này đã tồn tại được khoảng 2.500 năm.

Trong khi đó, cây bao báp lớn nhất được gọi là Holboom ở Namibia gây ấn tượng với chiều cao 30,2m và có chu vi là 35,2m.

Trong khi đó, cây bao báp lớn nhất được gọi là Holboom ở Namibia gây ấn tượng với chiều cao 30,2m và có chu vi là 35,2m.

Khác với nhiều loài cây, cây bao báp có rất nhiều tác dụng. Trong đó, vỏ cây có thể dùng để bện thành dây thừng. Lá và quả cây được dùng làm thức ăn. Trong khi ấy, thân cây là nguồn cung cấp sợi, thuốc nhuộm và làm củi.

Khác với nhiều loài cây, cây bao báp có rất nhiều tác dụng. Trong đó, vỏ cây có thể dùng để bện thành dây thừng. Lá và quả cây được dùng làm thức ăn. Trong khi ấy, thân cây là nguồn cung cấp sợi, thuốc nhuộm và làm củi.

Lá cây bao báp được người Nigeria gọi là kuka. Họ dùng lá của cây bao báp để nấu súp. Đối với những thân cây mục ruỗng, người dân tận dụng, "hô biến" chúng thành những "ngôi nhà đặc biệt".

Lá cây bao báp được người Nigeria gọi là kuka. Họ dùng lá của cây bao báp để nấu súp. Đối với những thân cây mục ruỗng, người dân tận dụng, "hô biến" chúng thành những "ngôi nhà đặc biệt".

Mời độc giả xem video: Những cây có hình thù kỳ dị: Cây như quái vật, cây như ác quỷ.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/loai-cay-khong-lo-o-chau-phi-co-tuoi-tho-sanh-ngang-troi-dat-1992214.html