Liệu Tổng thống Philippines có giữ được "lời chia tay" với Mỹ?

“Đã đến lúc nói lời chia tay với Mỹ”là lời nói được phát ra từ chính Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte ngày 19/10trên đất Trung Quốc.Cùng với đó, ông này còn kỳ vọng sẽ tham gia vào liên minh Nga-Trung.

Trong bài phát biểu trước cộng đồng kiều bào Philippines tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc hôm Thứ năm, ngày 20/10/2016, Tổng thống Philippines Duterte đã nói rằng Philippines đạt được ít thành quả từ mối quan hệ đồng minh lâu năm với Mỹ, do vậy Manila đang cân nhắc định hình lại các quan hệ đồng minh ngoại giao này.

"Các bạnMỹ ở lại đất nước của tôi chỉ nhằm phục vụ cho lợi ích riêng của các bạn. Vì thế đã đến lúc phải nói lời chia tay rồi, thưa những người bạn của tôi", ông Duterte phát biểu."Tôi sẽ không đến Mỹ nữa. Tôi sẽ chỉ bị xúc phạm ở đó mà thôi", tổng thống Philippines nói thêm trước khi tiếp tục có những lời lẽ khiếm nhã dành cho người đồng cấp Barack Obama.

Tổng thống Duterte còn nói ông đã chán ngấy với thực tế rằng chính sách đối ngoại của Philippines đang bị phương Tây thao túng. “Nguyên nhân khiến chúng ta rời xa Trung Quốc lại không phải xuất phát từ bản thân chúng ta. Tôi sẽ mở ra một trang mới”, ông Duterte nhấn mạnh.

Từ sau khi chính thức đảm nhận cương vị tổng thống Philipines hồi cuối tháng 6/2016, Tổng thống R. Duterte bắt đầu đi ngược lại di sản chính sách đối ngoại của ngươìtiền nhiệmBenigno Aquino III. Thời gian gần đây, nhà lãnh đạo cứng rắn này liên tục có những phát ngôn cuồng nhặng dành cho Tổng thống Mỹ Barack Obama và dọa sẽ chấm dứt mối quan hệ đồng minh lâu năm với Mỹ. Thay vào đó, ông Duterte chuyển sang xu hướng thắt chặt quan hệ với Trung Quốc và Nga.

Một trong những rào cản chính trong quan hệ Philippines - Trung Quốc hiện nay là vấn đề chủ quyền trên Biển Đông. Tuy nhiên, Tổng thống Duterte vẫn dể ngỏ đàm phán với Bắc Kinh. Mồi câu mà vị Tổng thống gangster này cho thấy trongtuyên bố trước báo giới rằng phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế ở La Hay, Hà Lan hồi tháng 7 chỉ đơn thuần là "một tờ giấy". Ông Duterte còn nhấn mạnh rằng ông sẽ đợi phía Trung Quốc nêu vấn đề này trước chứ ông không là người chủ động trong các cuộc thảo luận với phía Trung Quốc.

Trong vòng chưa đầy 3 tháng giữ chức Tổng thống Philippines, ông Rodrigo Duterte (71 tuổi) đã nhiều lần gây sốc dư luận quốc tế. Cụ thể, ông này luôn có lời lẽ xúc phạm nghiêm trọng Tổng thống Mỹ Barack Obama và tuyên bố chấm dứt hợp tác với quân đội Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố cũng như tuần tra chung trên Biển Đông. Đồng thời, ông Duterte không giấu giếm những động thái thúc đẩy quan hệ kinh tế và quân sự với Nga và Trung Quốc. Nghiêm trọng hơn, ông Duterte còn cảnh báo huỷbỏHiệp ước Quốc phòng song phương giữa Mỹ và Philippines được ký kết hồi năm 1951, trong khi Hiệp ước này được xem là nền tảng để Mỹ mở rộng tầm ảnh hưởng ở châu Á - Thái Bình Dương.

Dù cho tới nay ông Duterte vẫn khẳng định tôn trọng Hiệp ước liên minh Mỹ - Philippines nhưng ông này nhiều lần nhấn mạnh Manila cần một “chính sách ngoại giao độc lập” và đặt câu hỏi liệu Washington có sẵn sàng can thiệp trong trường hợp Trung Quốc xâm chiếm lãnh thổ của các quốc gia trên Biển Đông hay không.

Tuy nhiên, Tổng thống Duterte được đánh giá là con người khó đoán, bởi trước khi tuyên bố xích lại gần Bắc Kinh, nhà lãnh đạo Philippines từng đe dọa bùng nổ một cuộc chiến “đẫm máu” nếu như Trung Quốc quyết tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông. Hành xử của ông Duterte hiện đang phá hỏng nỗ lực của Mỹ trong chiến lược kêu gọi các quốc gia trong khu vực châu Á, bao gồm cả Nhật Bản chống lại sự bành chướnghung hăng và phi lý của Trung Quốc.

Nhận định về tình hình này, tờ Bloomberg News dẫn lời ông Zhang Baohui, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu châu Á – Thái Bình Dương tại Đại học Lingnan, Hong Kong nói:“Ông Duterte có thể là người làm thay đổi cuộc chơi trên Biển Đông nói chung và sự cạnh tranh mở rộng tầm ảnh hưởng trong khu vực của Trung Quốc và Mỹ nói riêng. Chính sách ngoại giao của ông Duterte làm thay đổi lớn bức tranh địa - chính trị trong khu vực, giúp Trung Quốc dành ưu thế trước Mỹ”.

Về phía Trung Quốc, chẳng cần phải phân tích dài dòng cũng thấy là họ đang rất “sung sướng”. Chả thế mà chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố ngay, rằng Trung Quốc “sẵn sàng hợp tác với Philippines để tái thiết niềm tin và quan hệ song phương”. Một trong những lợi ích lớn nhất mà Trung Quốc đạt được trong mối quan hệ mới nàylà một thỏa thuận trên Biển Đông. Lâu nay Trung Quốc đã đơn phương tuyên bố chủ quyền trên gần 80% diện tích Biển Đông, tuyến đường biển chiến lược mang lại giá trị thương mại hơn 5 nghìn tỷ USD/năm. “Trung Quốc muốn biến Biển Đông thành đường biển của riêng Trung Quốc để kiểm soát mọi hoạt động trên biển và trên không ở đây. Đây sẽ còn là một cuộc chơi lâu dài và ông Duterte cùng Trung Quốc đang cùng một đội”, nhà phân tích cấp cao Malcolm Davis tại Viện Chính sách chiến lược Australia nói.

“Đó sẽ là một kịch bản tồi tệ đối với các nước đang có tranh chấp trên Biển Đông”, ông Hideki Makihara, nghị sĩ đảng Dân chủ tự do cầm quyền Nhật Bản nêu quan điểm ám chỉ việc Philippines bắt tay với Trung Quốc. Một động thái khác, việc Tổng thống Philipines R. Duterte “chia tay” với Mỹ cũng khiến nước Nga “mở cờ trong bụng”. Chưa cần nói đếncơ hội mở rộng ảnh hưởng trong khu vực mà lâu nay vẫn được cho Mỹ là nước độc quyền thao túng, mà trước mắt là cơ hội bán được các loại vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật quân sự vốn đang là nguồn thu cứu cánh cho nền kinh tế đang ngày càng bi đát của mình.

“Nếu các ngài không muốn bán vũ khí (chỉ Mỹ), chúng tôi sẽ tới Nga. Tôi đã cử các tướng lĩnh tới Nga và họ nói rằng “đừng lo lắng, chúng tôi có mọi thứ mà các vị cần, chúng tôi sẽ cung cấp cho các vị”… Về phần Trung Quốc, họ nói rằng “chỉ cần đến và ký hợp đồng, mọi thứ sẽ được chuyển giao”, ông Duterte tuyên bố.

Trao đổi với tờ Svobodnaya Pressa, ông Dmitri Kornev, Tổng biên tập trang tin tức và phân tích MilitaryRussia cho rằng, do Philippines là một quốc đảo nên Nga, với tư cách là một quốc gia hàng đầu về xuất khẩu tàu hải quân, có thể cung cấp cho nước này các tàu cao tốc và thậm chí cả tàu ngầm diesel-điện.Ngoài ra, Manila có thể tìm tới Nga để mua các hệ thống phòng không, trong đó có các tổ hợp tên lửa đấtđôíkhông tầm ngắn và trung Buk và Tor.

“Các hệ thống hiện đại hơn, như Vityaz hay Morphei chưa được trang bị cho quân đội Nga nên Philippines khó có thể mua được.Các hệ thống mạnh như S-400 thì vẫn còn một hàng dài đơn đặt hàng nên trong vòng 1-2 năm nưãchúng tôi cũng chưa thể bán. Tuy nhiên, việc cung cấp máy bay thì có thể”, ông Kornev nhận định.

Đứng trước những động thái chính trị vừa qua của TT Philipines, giới chức Mỹvẫn nhấn mạnh những lợi ích trong mối quan hệ song phương giữa Washington và Manila. “Chúng tôi cùng chung nhiều mối quan tâm và lợi ích. Mỹ và Philippines đã cùng hợp tác hiệu quả trong nhiều lĩnh vực để thúc đẩy lợi ích song phương”, Thư ký báo chí Nhà Trắng, ông Josh Earnest nói.

Chính sáchthân thiện với Trung Quốc và Nga của Tổng thống Duterte liệu có được diễn ra suôn sẻ khi mà Mỹ vẫn kiên quyết giữ vững lập trường như trên với nhiều thế mạnh về kinh tế cũng như quân sự. Rõ ràng sự quay ngoắt 180­­ 0 của ông Duterte sang Trung Quốc là do các mối lợi về kinh tế mà Trung Quốc hứa hẹn ban phát cho Philipines. Thế nhưng như trên đã nói, ông Duterte là người không nhất quán, còn Trung Quốc thì luôn hành sử theo kiểu vô trách nhiệm, luôn theo đuổi mục tiêu chèn ép làm suy yếu các nước bé, cấm ngư dân Philippines đánh bắt hải sản gần bãi cạn Scarborough... khiến ông Duterte sẽ phải đối mặt với sự phản đối của người dân và các lực lượng đối lập trong nước. Dù đã chơi bài ngửa nhưng chưa chắc Duterte nắm được con át chủ bài. Việc ngả hản sang Trung Quốc cũng không đảm bảo tương lai chính trị của ông này sẽ rộng mở một khi các quyền lợi dân tộc bị xâm phạm.

Lê Thành

Nguồn Sống Mới: http://songmoi.vn/the-gioi-thoi-su/lieu-tong-thong-philippines-co-giu-duoc-loi-chia-tay-voi-my