Lên chùa dự lễ Vu Lan, cô gái mồ côi mẹ 24 năm bật khóc nức nở

Đưa con gái 5 tuổi đến tham dự đại lễ Vu Lan báo hiếu, chị Nguyễn Ngọc Trâm (31 tuổi, ở huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình) không ngừng xúc động khi tưởng nhớ đến mẹ mình.

Tối 26/8, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hòa Bình tổ chức lễ Vu Lan báo hiếu cho các phật tử tại chùa Kim Sơn Lạc Hồng, TP Hòa Bình.

Lễ Vu Lan là ngày để tưởng nhớ công ơn cha mẹ, tổ tiên và được Phật giáo coi là ngày trọng lễ trong dịp tháng 7 hằng năm.

Chính vì vậy, mặc dù trời mưa rất lớn nhưng gần 1.000 tăng ni, phật tử, người dân vẫn vượt quãng đường dài, có mặt tại chùa để thành tâm kính nhớ về tiền nhân của mình, cùng tụng kinh, niệm Phật cầu quốc thái dân an và cầu chúc mọi gia đình an lành.

Lễ Vu Lan là ngày để tưởng nhớ công ơn cha mẹ, tổ tiên và được Phật giáo coi là ngày trọng lễ trong dịp tháng 7 hằng năm.

Để con cảm nhận được lòng hiếu thảo với bậc sinh thành, chị Nguyễn Ngọc Trâm (31 tuổi, ở huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình) đã dành thời gian, đưa con gái vượt gần 10km đến đại lễ Vu lan.

Trong đại lễ Vu lan, khi các nghệ sĩ biểu diễn tiết mục Vu lan báo hiếu, tái hiện lại sự tích về bậc đại hiếu Mục Kiền Liên Bồ tát nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương để cứu mẹ mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ, chị Trâm đã bật khóc nức nở, nhớ về người mẹ quá cố của mình.

Gần 1.000 tăng ni, phật tử, người dân vẫn vượt quãng đường dài, có mặt tại chùa để thành tâm kính nhớ về tiền nhân của mình,

Chị Trâm cho biết, chị đã phải chịu cảnh mồ côi mẹ khi mới lên 7 tuổi. Chị nhớ về những tháng ngày cùng mẹ tất tả đi chữa bệnh. Trong tâm trí chị Trâm, mẹ luôn hiền dịu, chăm lo cho con và nụ cười ấm áp của mẹ in sâu vào tâm trí khiến chị vô cùng xúc động mỗi khi nhớ lại.

"Năm 1999, mẹ tôi phát hiện bị bệnh hiểm nghèo, khi đó y học không phát triển như bây giờ. Tôi nhớ mình là người đầu tiên phát hiện ra bệnh của mẹ và cũng là người thường xuyên đi chữa bệnh cùng mẹ", chị Trâm cho hay.

Đưa con gái 5 tuổi đến tham dự đại lễ Vu Lan báo hiếu, chị Nguyễn Ngọc Trâm (31 tuổi, ở huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình) không ngừng xúc động khi tưởng nhớ đến mẹ mình.

Theo chị Trâm, ngày ấy, mới 7 tuổi nên chị chưa hiểu hết những chuyện đến với mình, chị cũng chưa thấu hiểu hết nỗi trống vắng mất mẹ, tình mẫu tử không có gì bù đắp được.

"Tôi nhớ mãi ngày làm tang cho mẹ, bố đưa cho tôi 2 tờ tiền mệnh giá 50 nghìn đồng và nói đây là tiền của mẹ. Tôi chỉ nghĩ mẹ đưa tiền cho mình và đi đâu đó thôi chứ không nghĩ tiền đó là tiền mọi người đến dâng lễ viếng mẹ. Khi ấy tôi không hiểu được hết mọi chuyện nhưng tôi biết được mồ côi mẹ, mình sẽ thiệt thòi và phải cố gắng biết nhường nào…", chị Trâm chia sẻ.

Chị Nguyễn Thị Trâm xúc động trong nghi thức bông hồng cài áo.

Theo chị Trâm, những ngày tháng sau đó, hai chị em chị dựa vào tình thương, đùm bọc của cha. Thiếu thốn tình cảm của mẹ không gì có thể bù đắp được nhưng chị Trâm đã chấp nhận hiện thực và lấy đó để cố gắng mỗi ngày.

Chị Trâm chia sẻ: "Mẹ tôi mất gần Tết Nguyên đán nên những Tết sau khi mẹ mất, cảm xúc thật khó tả. Cho đến tận bây giờ, cứ sắp đến đêm giao thừa và dịp Vu Lan là tôi lại nhớ về mẹ", chị Trâm chia sẻ.

"Vì quá nhớ mẹ nên năm nào cũng vậy, khi nhà chùa tổ chức lễ Vu Lan, tôi lại dẫn con gái đến tham dự. Tôi muốn con gái 5 tuổi biết về lòng hiếu thuận, về hơi ấm của mẹ, của bậc sinh thành và trở thành người hiểu chuyện, biết yêu thương những người xung quanh", chị Trâm chia sẻ.

Bà Bùi Thị Tuyết mong muốn cả gia đình luôn khỏe mạnh để có nhiều thời gian bên cạnh nhau hơn.

Khi những câu chuyện, những kỷ niệm về đấng sinh thành từ các phật tử truyền tải thì dưới sân chùa, nhiều người vô cùng xúc động.

Bà Bùi Thị Tuyết (48 tuổi, Hòa Bình) cũng mong muốn cả gia đình luôn khỏe mạnh để có nhiều thời gian bên cạnh nhau hơn, mong các cháu sau này cũng hiếu thuận với cha mẹ, tổ tiên.

Chia sẻ với phóng viên, Đại đức Thích Trí Thịnh, Phó Ban trị sự Phật giáo Việt Nam tỉnh Hòa Bình cho biết, trong đại lễ Vu Lan của người Việt có nghi thức bông hồng cài áo. Đây là biểu tượng của tình yêu, sự cao quý và ngát hương.

Theo đại đức Thích Trí Thịnh: "Việc nhớ về bậc sinh thành và cài lên ngực bông hoa cao quý là tình cảm đẹp nhất, là chữ "Hiếu" mà con cái gửi đến bậc sinh thành. Sau nghi lễ bông hồng cài áo là nghi lễ thả đèn hoa đăng"

"Theo ý nghĩa của Phật giáo đối với nghi lễ này là cầu cho quốc thái, dân an, mọi nhà đều an lành, hạnh phúc", Đại đức Thích Trí Thịnh cho hay.

Cận cảnh hồ thủy điện Bản Vẽ lớn nhất Bắc Trung Bộ cạn kỷ lục, tiệm cận mực nước chết.

Huy Khánh

Nguồn GĐ&XH: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/len-chua-du-le-vu-lan-co-gai-mo-coi-me-24-nam-bat-khoc-nuc-no-172230827113743029.htm