Lễ khai mạc SEA Games 32: Mãn nhãn bữa tiếc công nghệ Hologram

Lễ khai mạc SEA Games 32 nhận được nhiều lời khen trên mạng xã hội, trong đó vô vàn lới đánh giá Campuchia làm tốt đến từ bạn bè trong khu vực

21h30: SEA GAMES 32 CHÍNH THỨC BẮT ĐẦU

Ngọn đuốc SEA Games bốc cháy, kéo theo loạt pháo hoa kéo dài vài phút, cũng là khoảnh khắc đánh dấu khai mạc Đại hội.

Toàn cảnh màn pháo hoa kết thúc lễ khai mạc SEA Games 32.

21h20: Tiết mục rước đuốc

Chiếc đuốc được lấy từ một ngọn lửa tại đền Angkor Wat, đi qua chín quốc gia, đầu tiên của Việt Nam.

21h10: Thủ tướng Vương quốc Campuchia - ông Hun Sen phát biểu

Trước phần phát biểu của Thủ tướng Campuchia, loạt pháo hoa được bắn lên trên nóc khán đài.

21h06: Phó chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế - ông Ser Miang phát biểu

20h55: Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Vương quốc Campuchia kiêm chủ tịch Ủy ban tổ chức SEA Games 32 và Asian Para Games 12 - ông Samdech Tea Banh phát biểu.

20h45: Ông Thong Khon - chủ tịch Liên đoàn thể thao Đông Nam Á phát biểu khai mạc.

Chủ tịch Liên đoàn thể thao Đông Nam Á phát biểu khai mạc.

20h40: Nghi thức thượng cờ và lễ tuyên thệ

Hai nhóm VĐV tiêu biểu của Campuchia bước vào sân khấu, cầm theo lá cờ Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á và SEA Games, để chuẩn bị cho nghi thức thượng cờ.

Sau lễ thượng cờ, đại diện VĐV và trọng tài tại giải đọc lễ tuyên thệ.

20h15: Các đoàn thể thao diễu hành ra sân khấu chính

11 đoàn bắt đầu diễu hành vào sân, theo thứ tự bảng chữ cái, đầu tiên là Brunei với 65 VĐV. Indonesia đi theo sau với 599 VĐV, Lào 576, Malaysia 677, Myanmar 341, Philippines 860, Singapore 558, Timor Leste 90, Thái Lan 846, Việt Nam 702 VĐV. Chủ nhà Campuchia đi sau cùng với số VĐV đông nhất 896 người.

Thái Lan đứng đầu lịch sử SEA Games với 2.345 HC vàng, sau đó đến Indonesia 1.893 và Malaysia 1.342 HC vàng. Việt Nam đứng thứ tư với 1.133 HC vàng, nhiều hơn Philippines 11 HC vàng.

Việt Nam hai lần nhất toàn đoàn SEA Games, đều diễn ra trên sân nhà năm 2003 và 2022. SEA Games 32 tại Campuchia là cơ hội để Việt Nam tranh vị trí nhất toàn đoàn lần đầu trên nước khác.

Lá cờ SEA Games xuất hiện trên SVĐ Morodok Techo.

Chủ nhà Campuchia là đoàn thể thao xuất hiện cuối cùng trong lễ khai mạc SEA Games 32.

Quốc kỳ Việt Nam hiện trên lễ đài khi đoàn thể thao nước ta diễu hành vào sân.

Lá cờ Tổ quốc Việt Nam tung bay tại SVĐ Morodok Techo ở thủ đô Phnom Penh (Campuchia) trong lễ khai mạc SEA Games 32.

Đoàn thể thao Việt Nam tiến vào sân khấu chính.

Kình ngư Nguyễn Huy Hoàng sẽ cầm cờ Việt Nam diễu hành tại lễ khai mạc. Tại SEA Games 31 ở Việt Nam, anh cũng nhận vai trò tương tự, sau đó đoạt năm HC vàng.

Đoàn thể thao Đông Timor.

Đoàn thể thao Thái Lan. Họ là đất nước giữ thành tích ấn tượng tại SEA Games, các VĐV 6472 tấm huy chương trong đó có 2345 HCV.

Đoàn thể thao Singapore.

Đoàn thể thao Philippines.

Đoàn thể thao Myanmar.

Đoàn Malaysia tới SEA Games với 677 VĐV. Đây là đất nước mang đến Campuchia nhiều VĐV thứ 5.

Đoàn thể thao Lào.

Đoàn thể thao Indonesia mang tới Campuchia dự SEA Games 32 là 599 VĐV.

Mở màn cho lễ diễu hành là đoàn thể thao Brunei.

20h10: Đại kỳ Campuchia xuất hiện trên sân khấu chính

20h00: Tiết mục: "Tương lai của Campuchia"

Chương thứ ba mang tên "Tương lai của Campuchia", bắt đầu với các nghệ sĩ đánh hàng trăm cái trống. Campuchia có nhiều loại trống truyền thống như Sampho dùng tay đánh, còn Skor dùng dùi trống đánh. Màu sắc chủ đạo của đầu tiết mục này là xanh dương.

19h50: Tiết mục trang phục đặc trưng của Campuchia

Một phần của chương có những người mẫu mặc trang phục đặc trưng của Campuchia, đi catwalk trên nền nhạc điện tử. Hiệu ứng ánh sáng cũng chuyển đổi nhanh hơn, theo nền nhạc.

19h40: Tiết mục "Nụ cười người Khmer"

Chương thứ hai bắt đầu với tên gọi "Nụ cười của người Khmer", với một nữ nghệ sĩ múa cùng các em nhỏ. Các em nhỏ cầm theo những bức tranh về những nét đặc biệt của Campuchia.

Chương này đem đến hình ảnh hiện đại hơn so với chương một, với những tiết mục múa của thế hệ trẻ hơn, quanh những cửa hàng nhỏ được di chuyển linh động. Giai điệu nhạc cũng mang nét hiện đại, tươi vui hơn.

19h25: Tiết mục "Sự huy hoàng của Angko"

Angkor là thời kỳ hưng thịnh của Campuchia, bắt đầu từ khoảng thế kỷ thứ ba đến thế kỷ 13. Biểu tượng của thời này là ngôi đền Angkor Wat - ngày nay vẫn còn là di tích tôn giáo lớn bậc nhất thế giới.

Các tiết mục trong chương một tập trung vào những hình ảnh văn hóa thời Angkor, tín ngưỡng Khmer. Văn hóa Campuchia có ảnh hưởng lớn từ văn hóa Ấn Độ. Ở Campuchia, 90% người dân theo đạo Phật. Nhiều nghệ sĩ trong tiết mục cũng mặc trang phục Phật giáo.

19h15: Tiết mục "Khởi nguồn của Khmer"

Chương trình lễ khai mạc sẽ bắt đầu bằng phần trình diễn có tựa đề "Nguồn gốc của Khmer" sẽ bắt đầu hành trình của sự kiện thể thao lớn nhất khu vực.

Tiết mục bắt đầu với hình ảnh một người phụ nữ trên chiếc thuyền buồm di chuyển trên mặt nước tới khu vực trung tâm của sân. Cùng thời điểm, một phụ nữ khác bay từ trên không xuống thuyền. Sau đó hai người cùng bước ra khỏi thuyền, và mặt nước cũng biến mất.

Kế tiếp, hàng trăm nghệ sĩ bước vào sân với những tiết mục như múa tay không trong trang phục giống thổ dân, kéo sợi tơ dài. Có một tốp người khác vào sân trong trang phục lớn có hình quạt.

19h05: Màn rước quốc kỳ và quốc ca Campuchia mở đầu buổi lễ khai mạc SEA Games 32

19h00: Thủ tướng Campuchia và phu nhân tới dự khai mạc SEA Games 32

Khẩu hiệu của SEA Games 32 là "Thể thao: Sống trong Hòa bình". "Ngày nay là kỷ nguyên của cuộc tranh tài", Thủ tướng Hun Sen nói. "Chúng ta tranh tài cùng nhau để tăng cường sức mạnh và vươn tới trình độ cao hơn".

18h55: Hình ảnh bên trong SVĐ Morodok Techo trước giờ khai mạc

18h42: Chương trình chính bắt đầu lúc 19h

Sau chương trình phụ trước lễ khai mạc, sân khấu ở Morodok Techo đang vắng bóng người khi ban tổ chức chuẩn bị cho chương trình chính, bắt đầu lúc 19h.

18h15: Khán đài SVĐ Morodok Techo được phủ kín

17h45: Khâu chuẩn bị cuối cùng diễn ra

16h30: Hàng dài khán giả đứng xếp hàng chờ vào SVĐ Morodok Techo

15h30: An ninh được thắt chặt trước lễ khai mạc SEA Games 32

Lễ khai mạc sẽ đánh dấu khai màn kỳ Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 32 và là lần đầu tiên Campuchia đăng cai.

Buổi lễ hứa hẹn mang đến cho khán giả cũng như bạn bè quốc tế những hình ảnh đẹp nhất về tầm vóc, văn hóa, truyền thống, con người Campuchia cũng như lan tỏa tinh thần, truyền tải thông điệp SEA Games 32.

Nội dung chính của buổi lễ thể hiện tinh thần "Thể thao - Sống trong hòa bình" đồng thời kết nối và truyền cảm hứng, lan tỏa đến các nước trong khu vực Đông Nam Á giữa bối cảnh thế giới gặp nhiều biến động lớn.

Đến nay, chủ nhà Campuchia vẫn khá kín tiếng về chương trình và các tiết mục biểu diễn của lễ khai mạc, ngoài thời gian, địa điểm và những quan chức cấp cao tham dự. Truyền thông cũng không được phép vào xem màn tổng duyệt để tránh không làm lộ ra ngoài hình ảnh mà nước chủ nhà chuẩn bị suốt một năm qua.

Tuy nhiên, một số thông tin rò rỉ cho thấy lễ khai mạc SEA Games 32 gồm 3 phần: "Sự huy hoàng của Angkor", "Nụ cười người Khmer" và "Tương lai của người Khmer". Toàn bộ màn biểu diễn nghệ thuật của đại lễ là thành quả của sự luyện tập và sáng tạo của khoảng 1.000 nghệ sĩ từ Bộ Văn hóa và Mỹ thuật Campuchia, quân nhân, các thành viên và hơn 2.000 vận động viên.

Màn song đấu võ thuật châu Á giữa Bokator Campuchia và Thiếu Lâm của Trung Quốc cũng là điểm nhấn của buổi lễ. Lễ khai mạc còn có màn biểu diễn chung của các nghệ sỹ đến từ 11 nước tham dự SEA Games 32 với bài hát “One ASEAN, One Heart”.

Chủ nhà Campuchia huy động hàng trăm nghìn người cho lễ tổng duyệt với hy vọng sẽ mang tới một Lễ khai mạc vượt tầm khu vực, hướng tới đẳng cấp Olympic.

Ban tổ chức đã huy động khoảng 20.000 cảnh sát để bảo đảm an ninh và an toàn cho các địa điểm thi đấu cũng như buổi Lễ khai mạc SEA Games 32.

Có 4.000 diễn viên sinh viên và học sinh tham gia trình diễn trong buổi Lễ khai mạc SEA Games 32. Thời gian diễn ra đại hội, các học sinh, sinh viên được nghỉ học một tháng.

Thiên Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/cong-dong-tre/le-khai-mac-sea-games-32-man-nhan-bua-tiec-cong-nghe-hologram-1852342.html