Lập vi bằng đã được nhiều quận huyện áp dụng cho GPMB

Đây là khẳng định của bà Hồ Xuân Hương - Phó GĐ Sở Tư pháp Hà Nội tại buổi giao ban báo chí thường kỳ Thành ủy Hà Nội diễn ra ngày 11.10, do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức.

Báo cáo tại buổi giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội, bà Nga cho biết sau 8 tháng thí điểm triển khai loại hình tư pháp thừa phát lại, trong đó có hình thức lập vi bằng đa số người dân tại các quận, huyện chưa biết đến hoạt động trợ giúp pháp lý này.

Nêu lý do còn chưa nhiều tổ chức, người dân tìm đến dịch vụ thừa phát lại, được bà Nga chỉ ra là do luật, Nghị định có sự thay đổi ảnh hưởng đến hoạt động này; công tác tuyên truyền đến các tổ chức, người dân hiểu về tác dụng của dịch vụ này còn chưa mạnh, chưa thiết thực và không được thường xuyên...

Bà Hồ Xuân Hương - Lập vi bằng đã được nhiều quận huyện áp dụng cho GPMB

Trả lời câu hỏi của phóng viên Báo Người tiêu dùng về tính hiệu quả của dịch vụ thừa phát lại, trong đó có hình thức vi bằng đã được sử dụng cho những trường hợp nào trong thực tế 8 tháng triển khai thí điểm?

Bà Nga cho biết đã có những trường hợp tổ chức, người dân sử dụng dịch vụ lập vi bằng đã được tòa án chấp nhận. Và mới đây 2 huyện Thanh Trì và Thường Tín trong quá trình đền bù GPMB đã mời Văn phòng thừa phát lại đến lập vi bằng. "Việc lập vi bằng công khai sẽ giúp huyện có cơ sở xác nhận tính pháp lý là hộ dân đã đến nhận tiền vào thời điểm nào và nếu người dân không đến nhận tiền bao nhiêu lần khi được chính quyền mời đến thì cũng đều được hoạt động vi bằng lưu lại làm chứng cớ"- bà Nga cho biết thêm.

Thừa phát lại là người có các tiêu chuẩn, được Nhà nước bổ nhiệm và trao quyền để làm các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và các công việc khác theo quy định.

Đức Nguyễn

Nguồn Người Tiêu Dùng: http://www.nguoitieudung.com.vn/lap-vi-bang-da-duoc-nhieu-quan-huyen-ap-dung-cho-gpmb-d48283.html