Lại thêm video clip "nữ sinh đánh nhau" gây xôn xao

TTO - Từ hôm qua (10-3), cộng đồng mạng truyền đi video clip một bạn gái ở Hà Nội bị đánh dã man trong sự thản nhiên ngồi nhìn của nhiều bạn trẻ. Tuổi Trẻ Online đã ghi nhận thêm ý kiến của các chuyên gia giáo dục.

Theo video clip, một bạn gái mặc áo trắng bị một bạn khác đánh đấm túi bụi vào mặt mà không hề có sự phản ứng nào - kể cả khi bị túm tóc lôi đi. Đáng nói là sự việc diễn ra ở một công viên, giữa thanh thiên bạch nhật. Xung quanh đó, các bạn chứng kiến có người còn cười và "đổ dầu vào lửa". Trước đó, vào tháng 1-2010, cộng đồng phụ huynh và học sinh cũng dấy lên sự bất bình khi được biết ở Trường THCS Chu Văn An (Q.11, TP.HCM) có nhóm nữ sinh lớp 7 đánh bạn, quay phim chuyền tay nhau và đe dọa sẽ đánh tiếp nếu tố cáo với người lớn. Xem video clip hành hung bạn gái nơi công cộng Nếu ta dám "bao đồng"... Không như mọi người nghĩ, khi xem đoạn clip ghi lại hình ảnh những học sinh áo trắng đang ngồi "thưởng thức" các chiêu "tung đòn" của đối thủ trên thân thể của bạn mình, không phải ai cũng bất bình và căm phẫn (!). Bằng chứng là khá nhiều comment của những người xem trên các trang web hoặc blog cá nhân là những comment "phì cười": "Ôi dào! Bình thường thôi!". Chứng kiến trực tiếp người ta còn thản nhiên, huống hồ xem qua Internet! Về tính "giang hồ" của nữ sinh "carô" trong clip kia có thể... không còn gì để nói, nhưng tại sao các học sinh ngồi xung quanh lại im lặng và thản nhiên đến vậy? Có thể họ sợ bị vạ lây, hoặc cũng có thể họ sợ nếu can thiệp sẽ bị cho là "dở hơi", lo chuyện bao đồng? Điều đáng buồn ở đây là một nghĩa cử đẹp đã bị coi là hành vi xấu. Trắng đã lẫn thành đen. Hành vi xấu được cho là bình thường, thậm chí đáng cổ vũ, còn nghĩa cử tốt lại được cho là "đáng xấu hổ”! Lâu nay chúng ta vẫn đặt câu hỏi: gia đình ở đâu, nhà trường ở đâu trong những chuyện tương tự thế này? Nhưng có bao giờ chúng ta tự hỏi: nếu chính chúng ta chứng kiến một nữ sinh bị đánh giữa công viên, chúng ta có lập tức dừng xe ngăn cản hay phớt lờ đi tiếp lo cho công việc của mình? Trách nhiệm là ở cụ thể mỗi người. Những cảnh trên sẽ không còn nếu như mỗi người đều là một người "bao đồng”, mỗi người đều là "gia đình", là "nhà trường" khi thấy những cảnh bất bình trong xã hội. Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (ĐH Sư phạm TP.HCM) Không như mọi người nghĩ, khi xem đoạn clip ghi lại hình ảnh những học sinh áo trắng đang ngồi "thưởng thức" các chiêu "tung đòn" của đối thủ trên thân thể của bạn mình, không phải ai cũng bất bình và căm phẫn (!). Bằng chứng là khá nhiều comment của những người xem trên các trang web hoặc blog cá nhân là những comment "phì cười": "Ôi dào! Bình thường thôi!". Chứng kiến trực tiếp người ta còn thản nhiên, huống hồ xem qua Internet! Về tính "giang hồ" của nữ sinh "carô" trong clip kia có thể... không còn gì để nói, nhưng tại sao các học sinh ngồi xung quanh lại im lặng và thản nhiên đến vậy? Có thể họ sợ bị vạ lây, hoặc cũng có thể họ sợ nếu can thiệp sẽ bị cho là "dở hơi", lo chuyện bao đồng? Điều đáng buồn ở đây là một nghĩa cử đẹp đã bị coi là hành vi xấu. Trắng đã lẫn thành đen. Hành vi xấu được cho là bình thường, thậm chí đáng cổ vũ, còn nghĩa cử tốt lại được cho là "đáng xấu hổ”! Lâu nay chúng ta vẫn đặt câu hỏi: gia đình ở đâu, nhà trường ở đâu trong những chuyện tương tự thế này? Nhưng có bao giờ chúng ta tự hỏi: nếu chính chúng ta chứng kiến một nữ sinh bị đánh giữa công viên, chúng ta có lập tức dừng xe ngăn cản hay phớt lờ đi tiếp lo cho công việc của mình? Trách nhiệm là ở cụ thể mỗi người. Những cảnh trên sẽ không còn nếu như mỗi người đều là một người "bao đồng”, mỗi người đều là "gia đình", là "nhà trường" khi thấy những cảnh bất bình trong xã hội. Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (ĐH Sư phạm TP.HCM) * Báo Tuổi Trẻ từng có loạt hồ sư Nữ sinh giang hồ và những bài viết về bạo lực học đường. Mời bạn đọc theo dõi lại: >> Nhà trường: đừng chỉ là nơi truyền thụ kiến thức >> Nữ sinh “giang hồ”: Trách nhiệm gia đình và nhà trường >> Nữ sinh “giang hồ”: Muốn chứng tỏ “bản lĩnh”? >> Nữ sinh “giang hồ” (Bài cuối): Vì đâu nên nỗi? >> Nữ sinh “giang hồ” - Bài 2: Băng nhóm nữ sinh >> Nữ sinh “giang hồ” - Bài 1: Chuyện nhỏ vẫn “quyết không tha” >> Bạo lực mang gương mặt nữ sinh >> Kỳ 1: Hung thủ cũng là nạn nhân >> Kỳ 2: Khi nữ sinh ghen tuông... >> Kỳ cuối: Người lớn hãy nhìn lại mình! >> Bắt nạt tuổi học trò - chuyện cũ mà không cũ Mời bạn đọc chia sẻ với Tuổi Trẻ Online những ý kiến của bạn xoay quanh câu chuyện này qua phần Phản hồi bạn đọc hoặc email tto@tuoitre.com.vn.

Nguồn Tuổi Trẻ: http://tuoitre.com.vn/tianyon/index.aspx?articleid=367698&channelid=560