Kính viễn vọng James Webb vẫn chưa tìm thấy hành tinh có khí quyển giống Trái đất

Kính viễn vọng không gian James Webb vẫn chưa tìm thấy bằng chứng khả quan nào về bầu khí quyển của 1 trong nhóm 7 hành tinh có kết cấu đá với khoảng cách xa và kích thước bằng Trái đất. (CLO) Kính viễn vọng không gian James Webb vẫn chưa tìm thấy bằng chứng khả quan nào về bầu khí quyển của 1 trong nhóm 7 hành tinh có kết cấu đá với khoảng cách xa và kích thước bằng Trái đất.

Sara Seager - nhà vật lý thiên văn của Viện Công nghệ Massachusetts, một người nghiên cứu ngoài dự án - cho rằng đây không hẳn là một sự khẳng định tuyệt đối đối với các hành tinh khác, đồng thời sẽ phải chờ các nghiên cứu chính thống tiếp theo.

Mô phỏng bề mặt của một hành tinh đá trong hệ mặt trời Trappist. Ảnh: AP News

Tuy nhiên, đây sẽ là một điều không mấy khả quan đối với phần còn lại của các hành tinh trong hệ mặt trời Trappist, nơi các nhà nghiên cứu từng cho biết một số hành tinh nằm ở vị trí thuận lợi để chứa nước và có thể phát sinh sự sống.

Hệ mặt trời Trappist - một hệ thống hiếm có với 7 hành tinh có kích thước tương đương với hành tinh của chúng ta - đã thu hút các nhà thiên văn kể từ khi họ phát hiện ra nó chỉ cách chúng ta 40 năm ánh sáng.

Theo tiêu chuẩn đo khoảng cách ở vũ trụ; một năm ánh sáng là khoảng 5,8 nghìn tỷ dặm. Do đó, 3 trong số 7 hành tinh nằm trong vùng có thể đặt chân tới, khiến hệ thống sao này càng trở nên hấp dẫn hơn.

Theo tạp chí Nature, tỉ lệ xuất hiện bầu khí quyển ở hành tinh trong cùng là vô cũng nhỏ. Trưởng nhóm nghiên cứu Thomas Greene thuộc Trung tâm nghiên cứu Ames của NASA cho biết, việc thiếu bầu khí quyển đồng nghĩa với không có nước và không có sự bảo vệ khỏi bức xạ mặt trời của nó.

Tiếp lời Seager, nếu các hành tinh vệ tinh quay quanh ngôi sao đỏ thẫm cực lạnh như Trappist thì chúng ta sẽ phải đợi rất lâu mới có thể có mặt trời và trái đất thứ 2 tương tự như trong hệ Mặt trời của chúng ta.

Do hành tinh trong cùng của hệ thống Trappist bị bức xạ mặt trời bắn phá gấp bốn lần so với Trái đất, nên có thể năng lượng dư thừa là lý do không xuất hiện bầu khí quyển. Nhiệt độ ở đó lên tới 230 độ C ở phía liên tục đối diện với ngôi sao Trappist.

Michael Gillon thuộc Đại học Liege ở Bỉ, thành viên của nhóm phát hiện ra 3 hành tinh Trappist đầu tiên vào năm 2016, cho biết vẫn có hy vọng khám phá ra một bầu khí quyển ở đó.

Trước đây, Kính viễn vọng không gian Hubble và Spitzer đã rà soát hệ mặt trời Trappist để tìm bầu khí quyển, nhưng cũng không có kết quả rõ ràng.

Ngọc Anh (Theo AP, CNN, Nature)

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/kinh-vien-vong-james-webb-van-chua-tim-thay-hanh-tinh-co-khi-quyen-giong-trai-dat-post241239.html