Kinh ngạc thiết kế tên lửa có...người lái của Mỹ

Tên lửa có người lái M2-F3 được thiết kế nhằm chạy đua trong cuộc chiến không gian với Liên Xô vào những năm 1970.

Thoạt nhìn nhiều người sẽ cho rằng M2-F3 là một mẫu xe hơi tương lai nào đó được chế tạo trong những năm 1970. Tuy nhiên nó lại là một mẫu phương tiện bay phục vụ cho chương trình nghiên cứu không gian của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) trong giai đoạn này. Tất nhiên với thiết kế như vậy, M2-F3 chỉ dừng lại ở một mẫu phương tiện bay thử nghiệm và khó có thể tiến xa hơn. Nguồn ảnh: QQ

Nói đúng hơn M2-F3 là mẫu tên lửa có người lái khi nó không sở hữu bất kỳ đôi cánh nào ngoại trừ cánh đuôi điều hướng và thứ duy nhất giúp M2-F3 có thể bay được chính là hệ thống động cơ đặc biệt Reaction Motors XLR-11 của nó. Nguồn ảnh: QQ

Trước tên lửa có người lái M2-F3, NASA còn có hai biến thể khác là M2-F1 và M2-F2. Tất cả chúng đều do hãng Northrop phát triển theo đơn đặt hàng của NASA. Đặc điểm chung của các mẫu phương tiện bay này là đều không có cánh cố định và bay nhờ vào hình dáng động lực học đặc biệt của mình cộng với đó là hệ thống động cơ đẩy cực mạnh. Nguồn ảnh: QQ

Hình ảnh bên trong buồng lái của M2-F3, nó có thiết kế khá đơn giản chủ yếu là các thiết bị báo dữ liệu bay. Với kích thước chỉ dài 6.75 m, M2-F3 chỉ đủ chỗ cho một phi công. Nguồn ảnh: QQ

Để đảm bảo an toàn cho phi công thử nghiệm, tên lửa "cảm tử" M2-F3 cũng được trang bị một ghế phóng khẩn cấp. Tuy nhiên trong suốt 27 chuyến bay thử nghiệm của mình M2-F3 chưa từng xảy ra sự cố nghiêm trọng nào. Nguồn ảnh: QQ

Chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của M2-F3 được thực hiện bởi phi công kỳ cựu của NASA Bill Dana vào ngày 02/06/1970. Với thời gian bay 3 phút 38 giây với vận tốc tối đa có thể đạt 755km/h. Nguồn ảnh: QQ

Dù vậy có nhiều ý kiến cho rằng việc NASA phát triển các mẫu phương tiện bay như M2-F3 là một sự lãng phí tiền của khi họ cố tình chạy đua công nghệ không gian với Liên Xô trong suốt giai đoạn từ năm 1960-1980. Nguồn ảnh: QQ

Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận những bước tiến công nghệ hàng không có được từ NASA trong giai đoạn này nhất là khi những công nghệ này được áp dụng trên các dòng chiến đấu cơ của Mỹ sau này. Nguồn ảnh: QQ

Tên lửa có người lái M2-F3 chỉ được chế tạo một nguyên mẫu duy nhất hoạt động trong vòng hai năm từ năm 1970-1972. Hiện tại nguyên mẫu này vẫn còn đang được trưng bày tại Bảo tàng hàng không vũ trụ quốc gia Mỹ. Nguồn ảnh: QQ

Cận cảnh hệ thống cánh đuôi điều hướng của M2-F3 ngay dưới đó là hệ thống động cơ Reaction Motors XLR-11 với bốn ống xả phản lực. Nguồn ảnh: QQ

Các chuyến bay thử nghiệm của M2-F3 được triển khai từ máy bay Boeing NB-52B được thiết kế dành riêng cho chương trình nghiên cứu không gian của NASA. Nguồn ảnh: QQ

Bốn phi công của NASA có cơ hội bay thử nghiệm trên M2-F3 trong đó Bill Dana thực hiện nhiều chuyến bay nhất với hơn 19 chuyến. Và phi công thực hiện chuyến bay cuối cùng trên M2-F3 là John A. Manke. Nguồn ảnh: QQ

Khoảng khắc tên lửa M2-F3 rời khỏi NB-52B, nó có thể đạt tới vận tốc tối đa 1.712km/h với thời gian hoạt động trên không lâu nhất là 7 phút 30 giây. Nguồn ảnh: QQ

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/kinh-ngac-thiet-ke-ten-lua-conguoi-lai-cua-my-768117.html