Kinh ngạc những nền văn minh đặc biệt từng tồn tại trong lịch sử

Nhiều người biết đến Ai Cập, Hy Lạp, Maya hay La Mã cổ đại. Tuy nhiên, thế giới còn nhiều nền văn minh rực rỡ từng tồn tại mà ít ai biết đến.

1. Đế chế Hung Nô: Đây là liên minh của các bộ tộc thống trị phía Bắc Trung Quốc từ thế kỉ thứ 3 TCN tới thế kỉ thứ nhất SCN. Đáng tiếc là người Hung Nô để lại rất ít ghi chép về chính họ vậy nên rất ít người biết về nền văn minh này cho dù nó rất rực rỡ.

Chúng ta được biết rằng những cuộc đột kích của người Hung Nô lên đất Trung Quốc nặng nề tới mức hoàng đế nhà Tần phải ra lệnh xây dựng những đoạn đầu tiên của Vạn lý trường thành.

Gần nửa thế kỉ sau, dưới áp lực những cuộc tấn công và đòi cống nộp của họ, triều đình nhà Hán phải củng cố và mở rộng Vạn lý trường thành.

Vào năm 166 TCN, hơn 100 nghìn lính kị binh tiến đến cách kinh thành của người Trung Quốc chỉ 160km trước khi bị đánh bật.

2. Vương quốc Punt: Trước khi có Ai Cập cổ đại, vương quốc Punt được cho là đã tồn tại từ rất lâu trước đó. Vương quốc Punt niên đại ít nhất là 3000 năm TCN và bắt nguồn từ vùng lân cận của Somalia ngày nay, Punt là "vùng đất của các vị thần" đối với người Ai Cập cổ đại, theo Từ điển Bách khoa Lịch sử Cổ đại.

Không chỉ các vị thần và nữ thần như Hathor được cho là đến từ vương quốc siêu giàu có và màu mỡ này, mà tất cả các loại hàng hóa thương mại có giá trị cũng vậy.

Theo Ancient Origins, một cuộc thám hiểm thương mại quan trọng do nữ pharaoh Hatshepsut phát động đã đến nơi đây và quay trở lại, đồng thời mang về rất nhiều hương liệu và thực vật sống, ngoài ta còn có cả vàng, da báo và một vài con voi sống.

Nhưng cho đến ngày nay, các chuyên gia vẫn chưa thể xác định chắc chắn vị trí của nền văn minh đầy quyến rũ này vì những ghi chép lịch sử và các pharaoh vẫn giữ kín điều đó.

3. Vương quốc Mitanni: Nằm ở vùng đất của người Hurrian (ngày nay là Syria, Bắc Iraq, Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ), vương quốc của người Indo-Aryan cổ đại tồn tại từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 13 TCN.

Từng có lúc Mitanni rất hùng mạnh và có thế lực, một số cho rằng đế chế này có thể mở rộng do đế chế Babylon cổ đại suy vong.

Tuy nhiên, phần lớn lịch sử của họ đã bị người Assyrian phá hủy. Ở thời đỉnh cao, Mitanni duy trì quan hệ tốt với Ai Cập, điều được thể hiện qua thư từ giữa vua Mitanni và pharaoh Ai Cập.

Xem thêm video: Kỳ lạ bức tượng nhân sư Ai Cập cổ đại có má lúm đồng tiền.

Thiên Trang (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/kinh-ngac-nhung-nen-van-minh-dac-biet-tung-ton-tai-trong-lich-su-1854337.html