Kinh doanh khủng long trên mạng internet

Cách đây hơn 75 triệu năm, một cú va đập mạnh của sao chổi vào trái đất (Big Bang) đã gây nên vụ nổ khủng khiếp khiến loài khủng long (dinosaur) bị tuyệt chủng. Một số nước trên thế giới đều có bảo tàng cất giữ xương hóa thạch, răng, tứ chi, thậm chí cả phân khủng long - tất cả đều rất quý hiếm. Vậy khủng long đã có mặt trên trái đất từ khi nào? Câu hỏi thuộc loại khó có lời đáp chính xác. Có lẽ dựa vào sự bí ẩn đó, hiện nay một số doanh nhân đang rao bán trên các trang mạng internet hình ảnh về khủng long để kinh doanh.

Hai loài khủng long tại Trung Quốc

Đến trung tuần tháng 2/2009, các khoa học gia tại Daohugou (vùng Nội Mông Trung Quốc) đã hoàn thành khu trưng bày đặc biệt để cất giữ bộ xương hóa thạch của loài khủng long có tên Epidexipteryx hui. Đây là loài khủng long xuất hiện từ 152 -168 triệu năm trước, có 4 đuôi, chuyên ăn cỏ tại Trung Quốc. Bộ xương hóa thạch được đào thấy ngày 23/10/2008 tại một cách đồng hoang vắng ở Daohugou. Từ bộ xương này, các nhà khảo cổ khẳng định rằng Epidexipteryx hui là loài khủng long giống chim, bay rất xa và không ăn thịt người hoặc muông thú.

Trước đây, các nhà khảo cổ Trung Quốc đã từng phát hiện ra khủng long. Sau khi được đưa từ Thung lũng Khủng long thế giới Lufeng, tỉnh Yunnan thuộc phía tây - nam Trung Quốc hôm 10/10/2008, đến ngày 14/10/2008, bộ xương hóa thạch loài khủng long Tyrannosaurus đã được trưng bày tại Công viên Khủng long Hongkong, bắt đầu mở cửa cho dân chúng vào chiêm ngưỡng từ đầu tháng 11/2008. Bộ xương này do tộc người Yi tìm thấy tại Lufeng vào tháng 7/2007 đặt tên là Bimos (trí tuệ), sau đó mang tặng cho chính quyền, vốn đã được các nhà khảo cổ xác nhận rằng đó là giống Tyrannosaurus trước đây xuất hiện nhiều tại Wyoming và Montana (Mỹ). Xương hóa thạch khủng long đào được, hoặc mua lại của các con buôn trứ danh.

Xương hóa thạch của loài khủng long chân thú Apatosaurus được rao bán với giá rất cao.

Khủng long ở Mỹ

Vào trung tuần tháng 5/2008, sau gần 3 năm nghiên cứu, lần thứ hai giáo sư Mary H. Schweitzer thuộc Trường Đại học Bắc Carolina (Mỹ) và Bảo tàng Khoa học tự nhiên đã thừa nhận 2 tảng phân hóa thạch (fossil dung) vừa được bán đấu giá tại New York là của loài khủng long Tyrannosaurus Rex và chúng đã xuất hiện trên trái đất cách đây hơn 130 triệu năm. Theo Schweitzer, nó thuộc loài khủng long gà con hay đà điểu Phi châu (ostriches), chỉ ăn cỏ, thuộc Kỷ Jurassic.

Được biết, 2 tảng phân hóa thạch đã được giáo sư John Herner thuộc Bảo tàng Rockies đào được trong một thung lũng ở bang Wyoming và Montana vào năm 2003. Chuyện này Schweitzer biết vì đã được Herner mời cùng tham gia xét nghiệm. Sau hơn một năm trời nghiên cứu, vào năm 2005, Schweitzer cũng đã bước đầu thừa nhận đó là phân hóa thạch của loài khủng long Tyrannosaurus nhưng dè dặt hơn, ông nói sẽ tiếp tục khảo sát để có kết luận cuối cùng. Trong một buổi bán đấu giá hào hứng hôm 1/5 tại New York do Bohams chủ trì, 2 tảng phân hóa thạch đã được Steve Tsengas, 71 tuổi - chủ công ty chuyên mua vật thải từ chó, mèo, súc vật... ở Fairport Harbor bang Ohio mua với giá 960 USD. Cũng như Trung Quốc, các bảo tàng Mỹ cũng rao trên mạng tìm mua bất kỳ xương, tứ chi hay phân của bất kỳ loài khủng long nào với giá cao ngất ngưởng.

Răng của loài khủng long Dromeosaurus sống trong sa mạc Sahara thuộc Niger cách đây khoảng 110 triệu năm, rao bán với giá 280.000 USD mỗi chiếc.

Hai loài khủng long ở Pháp, Anh và Canada

Theo các nhà khảo cổ địa sinh học Philip James Rufford (Anh), bộ đôi người Pháp Paul Sereno và Philippe Taquet, khủng long có nhiều loài nhưng tựu trung chỉ có 2 loài ăn thịt (có cấu tạo cơ thể gần giống với động vật hoang dã như sư tử, cọp, beo, voi...) và ăn cỏ (có cấu tạo gần như chim muông), xuất hiện trên trái đất cách đây bao lâu thì chưa khẳng định được một cách chính xác, nhưng ở trong giới hạn cách đây từ 290-300 triệu năm. Công trình khoa học giá trị nhất là việc nghiên cứu, khám phá và xét nghiệm 2 loài khủng long Xenoposeidon và Nigersaurus Taqueti với kết quả được công bố hôm 21 và 16/11/2007 được rất nhiều khoa học gia ngưỡng mộ.

Vào năm 1890, nhóm khoa học gia do Rufford dẫn đầu sau nhiều ngày đào tìm khắp vùng núi rừng Ecclesbourne Glen gần khu Hastings ở Sussex, Anh, họ đã không phải hoài công: Dưới lớp đất đá xen lẫn bùn trong một dãy hang động kỳ vĩ, hiện ra một bộ xương khủng long đã hóa thạch, sắp xếp lại xương và đo thì thấy chiều dài khoảng 8,2 m. Giữ nguyên hiện trạng, cả nhóm tiếp tục khảo sát. Thoạt tiên, từ dấu tích của những chiếc răng, nhóm của Rufford cho rằng loài khủng long này đã có một trận chiến ác liệt với kẻ thù cách đây khoảng 80 triệu năm và căn cứ vào một vết cắt lớn trên trán, Rufford giả thiết rằng khủng long đã bị kẻ thù (có lẽ là một loài khủng long khác) tấn công mạnh làm vỡ trán, vỡ sọ, chết tại chỗ.

Những cục phân của loài khủng long Xenoposeidon ăn cỏ sống cách đây 100 năm được tìm thấy tại vương quốc Anh, giá mỗi cục 235.000 USD.

Sau việc phát hiện một khủng long tại vùng núi rừng Ecclesbourne Glen, từ kinh phí của nhà nước, nhóm của giáo sư Rufford cho di chuyển bộ xương khủng long hóa thạch về trưng bày tại Nhà bảo tàng Lịch sử tự nhiên London và nhóm của Rufford tiếp tục nghiên cứu. Sau đó, vào ngày 21/11/2007, Rufford đã tổ chức họp báo công bố về lý lịch của bộ xương khủng long hóa thạch: Tên của khủng long là Xenoposeidon, cổ rất dài như chim thường vươn cao để ngoạm cỏ, rất hiền lành, sống cách đây khoảng 100 triệu năm.

Cũng theo Rufford, khủng long Xenoposeidon thường sống thành từng bầy đàn, nơi lý tưởng nhất là vùng thung lũng, bìa rừng đầy cây cỏ xanh tươi. Tuy hiền lành nhưng khi bị loài vật khác hay con người tấn công, vì bản năng sinh tồn, chúng chống trả một cách quyết liệt và với hàm răng nhọn sắc, chúng có thể cắn chết kẻ thù.

Vào ngày 23/11/2007, sau những điều tra, tìm kiếm và xét nghiệm, cuối cùng các nhà khảo cổ địa sinh học Canada đã có kết luận về bộ xương khủng long hóa thạch vốn trước đây đã được trưng bày trong Nhà bảo tàng Ottawa. Căn cứ vào răng và xương, họ cho rằng khủng long có tên Triceratops, 2 sừng như tê giác, rất hung dữ, ăn thịt, sống tại công viên Dry Island Buffalo Jump cách đây 75 triệu năm - thời điểm xảy ra vụ va đập khủng khiếp của một vật thể lạ vào trái đất khiến loài khủng long bị diệt chủng. Sau khi công bố, các khoa học gia tiếp tục tìm hiểu về loài khủng long này.

Sau các thành tựu trên, vào trung tuần tháng 9/2016, hai nhóm của Rufford và Taquet cùng với nhà khảo cổ địa sinh học Canada vẫn tiếp tục khảo sát, tìm kiếm những bộ xương khủng long hóa thạch để phát hiện ra các loài khủng long cũ và mới. Trong bối cảnh đó, do các giao dịch mua bán thành công, nên càng ngày càng xuất hiện nhiều trên mạng internet những hình ảnh sinh động về xương hóa thạch, phân, tứ chi và răng của các loài khủng long để bán với giá... trên trời!? Theo các chuyên gia, có lẽ vì các vật của khủng long là món hời, nên ngày càng có nhiều vụ trộm cắp trong những nhà bảo tàng nổi tiếng trên thế giới.

Từ xưa tới nay có lẽ ta chỉ biết đại khái rằng khủng long cái đẻ trứng ra rồi bỏ đấy cho tới khi đúng ngày thì tự nở ra khủng long con. Nhưng không phải thế. Kết quả cuộc thử nghiệm mới đây của nhà cổ sinh vật học (Palaeontologist), tiến sĩ David Varricchio thuộc Trường Đại học Montana của Mỹ, sau khi lãnh đạo một đội gồm các khoa học gia ưu tú đã nghiên cứu trứng khủng long hóa thạch của 3 loài khủng long Troodon (ở Bắc Mỹ), Oviraptor và Citipati (ở Mông Cổ) có mặt trên trái đất cách đây hơn 75 triệu năm vào thời Kỷ Phấn trắng (Cretaceous Period) cho thấy rằng sau khi khủng long mẹ đẻ từ 23-30 trứng, đa số thời gian ấp trứng là khủng long bố, còn khủng long mẹ lo đi kiếm mồi. Varricchio cho rằng loài khủng long đã có mặt trên trái đất cách đây hơn 150 triệu năm.

Nhóm thứ hai của hai giáo sư người Pháp Sereno cùng Taquet làm việc cho Quỹ Địa lý quốc gia Mỹ đặt tại Washington, chuyên tìm kiếm, khai quật khắp vùng sa mạc Sahara bên châu Phi. Sau nhiều ngày tìm kiếm trên lãnh thổ Niger, vào thập niên 1950, cả hai cũng đã tìm ra được một bộ xương khủng long hóa thạch. Sắp xếp lại đo được 9 m với 500 chiếc răng nhọn hoắt. Và cũng như nhóm của giáo sư Rufford, hai ông đã tổ chức một cuộc họp báo tại Văn phòng Quỹ Địa lý quốc gia ngày 16/11/2007, công bố tên của khủng long là Nigersaurus Taqueti (vì giáo sư Taquet nhìn thấy bộ xương đầu tiên nên cộng thêm tên của ông vào). Theo hai ông, khủng long Nigersaurus Taqueti xuất hiện trên trái đất cách đây khoảng chừng 110 triệu năm, rất hung dữ.

Từ bộ xương khủng long Nigersaurus Taqueti hóa thạch, Phó giáo sư Mỹ Jeffrey Wilson thuộc Trường Đại học Michigan sau nhiều lần dùng tia hồng ngoại để quét, đã phát hiện ra rằng khủng long Nigersaurus Taqueti có bà con chú bác với loài khủng long Diplodicus vốn đã được những nhà khảo cổ địa sinh học tìm thấy tại khu vực Bắc Mỹ, cũng rất hung dữ và thịt sống luôn là món khoái khẩu.

Lê Tường Miên(Theo The Times, Time, 9/2016)

Nguồn Người Tiêu Dùng: http://www.nguoitieudung.com.vn/kinh-doanh-khung-long-tren-mang-internet-d47138.html