Kịch bản ông Trump trở lại khiến Trung Quốc lo lắng?

Điều gì sẽ xảy ra nếu ông Donald Trump thắng trong cuộc bầu cử tháng 11? Đây là câu hỏi mà các chính phủ trên khắp thế giới hiện đang đau đáu.

Ngay cả khi ông Trump vẫn là một người lôi cuốn và dễ thay đổi như bốn năm trước, thế giới xung quanh ông rõ ràng đã khác biệt hơn.

Với tư cách là tổng thống từ năm 2017 đến năm 2021, ông Trump đã đạt được một số thành công chính sách đối ngoại đáng chú ý: Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ được hồi sinh, Hiệp định Abraham nhằm bình thường hóa quan hệ giữa Israel và một số quốc gia Ả Rập, việc chia sẻ chi phí công bằng hơn với NATO và các liên minh an ninh mới, mạnh mẽ hơn ở châu Á.

Ông Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào năm 2019. Ảnh: Nikkei

Nhưng hai cuộc chiến đang diễn ra. Một là nền kinh tế Trung Quốc đang chững lại, kinh tế toàn cầu trì trệ và sự phát triển nhanh chóng đáng kinh ngạc của trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ đặt ra những yêu cầu hoàn toàn mới đối với sự lãnh đạo của ông Trump.

Với Trung Quốc, nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông Trump đồng nghĩa Mỹ sẽ chuyển hướng sang cách tiếp cận mang tính đối đầu hơn với sự cạnh tranh.

Bắt đầu với sự trở lại của Robert Lighthizer, ông trùm thương mại diều hâu của ông Trump, và nỗ lực mới chống lại các đồng minh của Mỹ như Nhật Bản và Hàn Quốc để đàm phán lại các điều khoản thương mại và an ninh.

Sự thành công trong cách tiếp cận của ông Trump sẽ phụ thuộc gần như hoàn toàn vào cách Bắc Kinh phản ứng. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể nhận định Mỹ sẽ không bao giờ là đối tác thương lượng đáng tin cậy như dự đoán.

Dù điều gì xảy ra, nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông Trump sẽ tạo ra cả những rủi ro lớn hơn trong quan hệ với Trung Quốc và những cơ hội lớn hơn nhiệm kỳ thứ hai của ông Biden.

Về NATO, ông Trump sẽ làm ảnh hưởng tới liên minh xuyên Đại Tây Dương. Niềm tin của ông rằng tất cả các thành viên châu Âu nên giữ cam kết về việc chi tối thiểu 2% tổng sản phẩm quốc nội cho việc phòng thủ là có căn cứ sâu sắc và có lý.

Hầu hết các nước NATO sẽ không sẵn lòng hoặc không thể đáp ứng các điều kiện về chi tiêu mà ông Trump đặt ra. Ông Trump khó có thể rút Mỹ ra khỏi liên minh, nhưng các đồng minh ở châu Âu và kẻ thù ở Điện Kremlin đều sẽ có lý do để nghi ngờ cam kết của chính quyền Trump trong việc bảo vệ các đối tác liên minh.

Các nhà lãnh đạo châu Âu sẽ không có thời gian hoặc ý chí chính trị để xây dựng “quyền tự chủ chiến lược” mà Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã thúc giục nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của Ukraine, điều này sẽ là trở thành lợi ích đối với Nga. Các quốc gia NATO gần biên giới Nga nhất có lý do để lo lắng.

Ở Trung Đông, ông Trump có thể đóng vai trò ổn định hơn. Hiệp định Abraham, có lẽ là thành tựu chính sách đối ngoại lớn nhất trong nhiệm kỳ đầu, đã tạo điều kiện để khu vực này ổn định và thịnh vượng hơn.

Trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump, mong muốn phối hợp và mối quan hệ bền chặt của ông với các nhà lãnh đạo Ả Rập vùng Vịnh có thể làm hồi sinh khả năng đạt được các thỏa thuận tiếp theo.

Chính quyền Trump 2.0 cũng sẽ cố gắng cắt giảm các thỏa thuận mới, về cả chính sách thương mại và an ninh biên giới, với Tổng thống Mexico tiếp theo.

Việc xem xét lại thỏa thuận thương mại Mỹ-Mexico-Canada theo lộ trình vào năm 2026 có thể khiến mối quan hệ bắt đầu căng thẳng, nhưng các bên đều biết rằng Mỹ có đòn bẩy đàm phán ở đây và nền kinh tế sản xuất của Mexico sẽ được hưởng lợi từ cách tiếp cận mạnh mẽ hơn của ông Trump đối với Trung Quốc.

Liên Hà

Nguồn KTĐT: https://kinhtedothi.vn/kich-ban-ong-trump-tro-lai-khien-trung-quoc-lo-lang.html