Không có chuyện tiêm kích hạm MiG-29K lỗi tùm lum

Phía Nga vừa lên tiếng bác bỏ cáo buộc của giới truyền thông cho rằng Ấn Độ không hài lòng với độ tin cậy của tiêm kích MiG-29K.

Trong một tuyên bố mạnh mẽ gửi tới hãng tin Jane's ngày 9/8, phía Nga đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc của giới truyền thông Mỹ cho rằng Ấn Độ rất không hài lòng với độ tin cậy của dòng máy bay tiêm kích MiG-29K mà Moscow đang cung cấp cho Quân đội Ấn Độ. Nguồn ảnh: Airlines.net

Trong một tuyên bố, Tổng Công ty Máy bay Nga (RAC) cho biết, những tuyên bố trên một bài báo gần đây của Mỹ về vấn đề bảo dưỡng với 45 chiếc tiêm kích MiG-29K của Hải quân Ấn Độ là "không đúng sự thật"."Chúng tôi bác bỏ mọi cáo buộc tiêu cực trong bài viết liên quan đến máy bay MiG-29K, tiêm kích duy nhất trên tàu sân bay INS Vikramaditya", phòng báo chí RAC MiG cho hay. Nguồn ảnh: Airlines.net

"Cần lưu ý rằng các tàu sân bay INS Vikrat và INS Vikramaditya (của Hải quân Ấn Độ) được thiết kế riêng để chở các máy bay do Nga thiết kế bao gồm MiG-29K và MiG-29KUB. Tất cả các hệ thống kỹ thuật của tàu, radar, và các hệ thống trên boong phóng máy bay đều sản xuất ở Nga, và được thiết kế để chỉ hoạt động với máy bay MiG", RAC MiG tuyên bố. Tuyên bố này của MiG cho thấy sự sự độc tôn của dòng tiêm kích MiG-29K trên các tàu sân bay Ấn Độ, không thể thay đổi được. Nguồn ảnh: Airlines.net

Tuyên bố gay gắt này được đưa ra sau khi xuất hiện bài báo dẫn nguồn quan chức Hải quân Ấn Độ (giấu tên) cho rằng máy bay MiG-29K đang bị hao hòn, không đáng tin cậy trong quá trình sử dụng. Thực ra đây không phải là lần đầu tiên MiG-29K bị kêu ca. Nguồn ảnh: Airlines.net

Tháng 7/2016, Cơ quan Kiểm toán Ấn Độ (CAG) đã trình lên quốc hội bản báo cáo bất lợi với dòng máy bay MiG-29K. Theo đó, CAG cho rằng, phần khung của những chiếc MiG-29K/KUB có quá nhiều điểm thiếu xót để có thể hoạt động, cùng với đó là hiệu suất hoạt động của mẫu động cơ phản lực RD MK-33 trên MiG-29K và cuối cùng là hệ thống kiểm soát bay của số máy bay này. Các thiếu sót kỹ thuật này sẽ làm giảm đáng kể tuổi thọ hoạt động của những chiếc MiG-29K/KUB vốn có tiêu chuẩn là 6.000 giờ hoặc 25 năm… Nguồn ảnh: Reddit

Tuy nhiên, bất chấp tất cả những điều tiếng này, không có dấu hiệu nào cho thấy Hải quân Ấn Độ dừng sử dụng tiêm kích hạm MiG-29K. Mới đây, Ấn Độ còn sử dụng MiG-29K trong cuộc tập trận hải quân lớn nhất hành tinh với tàu sân bay Mỹ và Nhật Bản. Những chiếc MiG-29K bay sóng đôi cùng tiêm kích hạm F/A-18E/F Super Hornet một cách đáng tin cậy. Nguồn ảnh: Airlines.net

MiG-29K là tiêm kích đa năng chuyên hoạt động trên tàu sân bay do Cục thiết kế Mikoyan phát triển từ cuối những năm 1980. Tuy nhiên, mãi tới hơn 20 năm sau, MiG-29K mới được trọng dụng và trang bị cho các tàu sân bay Ấn Độ và Nga. Nguồn ảnh: deviart

Hiện nay, Ấn Độ là khách hàng sử dụng nhiều máy bay tiêm kích hạm MiG-29K nhất với số lượng lên tới 45 chiếc được đặt mua từ tháng 3/2010. Trong khi đó, Hải quân Nga đang đặt mua 24 chiếc MiG-29K và KUB (phiên bản huấn luyện hai chỗ ngồi). Nguồn ảnh: ndtv

Phiên bản tiêm kích hạm MiG-29K được phát triển trên cơ sở khung thân mẫu MiG-29M với việc gia cố khung thân, thiết kế cánh gấp gọn, bổ sung thiết bị hãm đà để hoạt động trên tàu sân bay. Nó có chiều dài 17,3m, sải cánh 11,99m, trọng lượng rỗng 11 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 24,5 tấn. Nguồn ảnh: ndtv

MiG-29K nhận hệ thống điện tử hàng không rất hiện đại, với đầy đủ tiện nghi trong buồng lái. Máy bay trang bị loại radar mạng pha chủ động Zhu-AE có tầm trinh sát mục tiêu trên không tới 120km, theo dõi được 10 mục tiêu và chỉ huy tên lửa hạ 4 mục tiêu cùng lúc. Trong chế độ không đối đất/đối hải, nó có thể phát hiện xe tăng cách 25km, cầu đường cách 120km và tàu khu trục cách tới 300km. Nguồn ảnh: Airlines.net

Nó mang được tổng cộng 5,5 tấn vũ khí trên 8 giá treo: tối đa 8 quả tên lửa không đối không R-73E tầm ngắn hoặc 6 đạn không đối không tầm trung RVV-AE hoặc kết hợp mang 2 đạn đối không và 4 đạn chống hạm Kh-35U/UE và Kh-31A/AD. Ngoài ra, nó còn mang được cả bom dẫn đường laser hoặc TV KAB-500. Nguồn ảnh: Airlines.net

Máy bay mới nhận được cặp động cơ turbofan RD-33MK có công suất lớn hơn so với động cơ RD-33 trên các phiên bản MiG-29 trước đó, trong khi tiết kiệm nhiên liệu hơn, giảm việc xả khói đen. Nó đạt tốc độ tối đa tới 2.200km/h, có khả năng bay hành trình tốc độ siêu âm 1.500km/h (khả năng hiếm thấy ở các máy bay thế hệ 4), tầm hoạt động lên tới 3.000km với 3 thùng nhiên liệu phụ, tầm bán kính chiến đấu 850km. tốc độ leo cao xuất sắc 330m/s. Nguồn ảnh: Airlines.net

An Ninh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/khong-co-chuyen-tiem-kich-ham-mig-29k-loi-tum-lum-915252.html