Không cần giàu có, đây là kiểu cha mẹ lý tưởng mà bất kì đứa trẻ nào cũng mong muốn có được

Phẩm hạnh của cha mẹ sẽ quyết định họ sẽ nuôi dạy con thành người như thế nào.

Hành vi của cha mẹ sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới tư duy và hành động của trẻ

Một gia đình có phương pháp giáo dục tốt là gì? Đây có lẽ là một câu hỏi không có đáp án chuẩn. Nhưng có thể nói, nền giáo dục đó phải phù hợp nhất với trẻ, đồng thời mang lại năng lượng tích cực. Xét trên phương diện này, không khí gia đình đóng vai trò cực quan trọng.

"Tâm trạng của một người quyết định năng lượng của họ. Người hạnh phúc nấu ăn bằng tình yêu và thức ăn họ nấu có hương vị thơm ngon". Việc giáo dục trẻ em cũng vậy. Trong một gia đình có mối quan hệ vợ chồng hòa thuận thì "món ăn" cha mẹ nấu ra - chính là con cái - cũng sẽ có thành quả tốt đẹp.

Trong một gia đình có mối quan hệ vợ chồng hòa thuận thì con cái cũng sẽ có thành quả tốt đẹp. Ảnh minh họa

Trên thực tế, con cái không phải cứ cho học trường tốt, đắt tiền thì sẽ được giáo dục tốt nhất mà nền tảng giáo dục tốt nhất để dành cho con cái chính là cha mẹ hòa thuận, yêu thương nhau. Sự tu dưỡng phẩm hạnh của cha mẹ sẽ quyết định họ sẽ nuôi dạy con thành người như thế nào; và biểu hiện của con trẻ sẽ phản ánh lời nói và hành động của cha mẹ.

Trong một gia đình, sự quan tâm của người chồng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tư tưởng và suy nghĩ của trẻ trong tương lai. Con trẻ giống như một tờ giấy trắng, hành vi vô ý thức giống như vết bẩn, một khi bị vấy bẩn sẽ rất khó xóa bỏ.

Giáo dục bằng tình yêu mới là hình mẫu lý tưởng nhất. Dưới đây là câu chuyện kể về cách đối xử của người chồng với vợ sẽ giáo dục nên những đứa con khác nhau.

Tình huống 1:

Khi người vợ vào bếp, người chồng phụ nấu ăn, người vợ quét nhà, người chồng lau dọn, thì đối với gia đình sinh con trai, chúng sẽ học được tính ga lăng của người cha, lớn lên, cậu bé năm ấy sẽ không có tính gia trưởng mà sẽ rất yêu thương người vợ sau này, còn nếu gia đình có con gái, chúng sẽ học được tính đảm đam và phúc hậu của người mẹ, và rất có thể, người cha của hiện tại cũng chính là khuôn mẫu của người chồng mà con gái muốn tìm trong tương lai.

Tình huống 2:

Trong gia đình, người chồng ăn xong không bao giờ chịu thu dọn bát đũa sau bữa ăn, quen thói hắng giọng sai vợ thu dọn. Một lần nhà có khách, sau bữa cơm, người chồng và khách đang nói chuyện với nhau, thì thấy đứa con 5 tuổi đột nhiên bắt chước bố, hắng giọng gọi tên sai mẹ thu dọn bát đũa.

Sau khi khách ra về, người bố phê bình đứa con không lễ phép với mẹ. Đứa con thản nhiên đáp lại: "Bình thường bố cũng nói như vậy với mẹ mà".

Từ hai tình huống trên cho thấy giáo dục nhiều đến mấy cũng không bằng lấy mình làm gương. Phải yêu thương vợ thì tương lai của con cái mới có thể ngập tràn tình yêu. Cha mẹ chính là tấm gương của con cái, hành vi của cha mẹ sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới tư duy và hành động của con trẻ.

Cha mẹ hòa thuận, tôn trọng nhau, con cái hưởng lợi

Những cặp đôi thiếu giao tiếp, chỉ phàn nàn, cãi vã tất nhiên sẽ không hạnh phúc trong hôn nhân. Trẻ con thì suốt ngày sống trong sợ hãi. Mỗi khi nghe bố mẹ cãi nhau sẽ sợ hãi đến mức trốn trong phòng hoặc dưới gầm bàn không dám ra ngoài. Nếu muốn dung hòa mối quan hệ, không ảnh hưởng con cái, bạn phải bắt đầu bằng việc quan tâm đến người bạn đời của mình.

Thực tế cho thấy, trong hầu hết các cuộc hôn nhân, khi có con, nhiều cặp vợ chồng thường quên mất bản thân và bỏ mặc tình yêu. Họ nghĩ thời điểm này nên dành toàn bộ sự quan tâm cho con. Tuy nhiên, bạn nâng niu và trân trọng bạn đời hơn chúng, đồng nghĩa bạn đã dạy con những bài học sống quý giá.

Bạn nâng niu và trân trọng bạn đời hơn chúng, đồng nghĩa bạn đã dạy con những bài học sống quý giá. Ảnh minh họa

Có một bà mẹ thường xuyên phàn nàn rằng chồng không quan tâm đến gia đình và không con cái. Hai người cãi nhau, người mẹ trút giận lên đầu con. Sau này, người chồng cũng nhận ra nhiều thứ và có cách cư xử khác.

Khi đối mặt với những lời phàn nàn của vợ, anh sẽ ngọt ngào nói: "Gia đình này không thể tồn tại nếu không có em. Anh thật may mắn khi cưới được một người tốt như em". Quả nhiên, sau khi nghe được lời này, cơn tức giận của người vợ lập tức biến mất, dưới sự tác động của người cha, đứa trẻ cũng sẽ nói điều gì đó khiến mẹ vui vẻ. Từ đó đến nay, gia đình sống hòa thuận, không hề phàn nàn hay lo lắng gì.

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn nói với người chồng vừa bước vào: "Chắc anh đói lắm. Em đã nấu bữa tối rồi và mọi người đang đợi anh ăn cùng". Người chồng sẽ cảm động trả lời: "Đây là hương vị của gia đình, vợ nấu những bữa ăn ngon và những đứa con xinh xắn đang chờ đợi. Tan sở sao anh không về nhà sớm nhỉ?".

Giả sử người chồng về nhà, nhìn vợ và nói: "Em mệt cả ngày rồi. Việc còn lại anh sẽ làm". Lúc đó người vợ sẽ nghĩ: "Có người chồng như thế này sao lại không bằng lòng? Dù có hơi mệt nhưng anh ấy vẫn thấy vui".

Khi con bạn lớn lên trong một gia đình, nơi mà tình yêu dành cho bạn đời được đặt lên hàng đầu, chúng sẽ học được cách cư xử với người khác bằng sự tôn trọng.

Tiến sĩ John Gottman, Ph.D., người đã nghiên cứu các mối quan hệ vợ chồng trong nhiều năm, nhận thấy mối quan hệ của cha mẹ càng bền chặt thì con cái càng được hưởng lợi. Hãy tưới tắm cho tình yêu vợ chồng mỗi ngày bằng chuyến đi chơi xa vào cuối tuần, những mảnh giấy nhắn tình yêu hoặc những lời ngọt ngào.

Khi bạn dồn nhiều năng lượng hơn vào việc thu hẹp khoảng cách với bạn đời, cả hai sẽ cảm thấy được chăm sóc và an toàn hơn. Sự hài lòng trong quan hệ vợ chồng và hạnh phúc nói chung có thể được tác động tích cực đến cá nhân từng người và lan sang cả con.

Để có những giây phút hạnh phúc trong hôn nhân như vậy, cha mẹ nhất thiết phải ổn định về mặt cảm xúc. Sự ổn định cảm xúc giúp cha mẹ có thêm sức chịu đựng, kiên nhẫn, và hiểu biết, từ đó tạo nền tảng vững chắc cho môi trường gia đình hòa thuận, lành mạnh, và hỗ trợ tốt cho sự phát triển của con cái.

Để ổn định về mặt cảm xúc, cha mẹ có thể thực hiện những bước sau đây:

- Chăm sóc bản thân: Dành thời gian để nghỉ ngơi, tập thể dục, và thực hiện các sở thích cá nhân giúp cân bằng cuộc sống.

- Quản lý stress: Học các kỹ thuật quản lý stress như thiền, yoga, hoặc viết nhật ký cảm xúc. Đặt giới hạn: Xác định ranh giới cá nhân và nói "không" khi cảm thấy quá tải.

- Giao tiếp hiệu quả: Chia sẻ cảm xúc và quan điểm của mình một cách mở cửa và chân thành với người thân trong gia đình. Hỗ trợ tình cảm: Tìm kiếm sự hỗ trợ từ bạn bè, người thân hoặc chuyên gia tâm lý khi cần .

- Lập kế hoạch: Tạo ra một lịch trình cân đối giữa công việc và thời gian dành cho gia đình. Tập trung vào điều tích cực: Hãy nhìn nhận và đánh giá cao những điều tốt đẹp trong cuộc sống và trong mối quan hệ gia đình.

- Chấp nhận không hoàn hảo: Hiểu và chấp nhận rằng không ai hoàn hảo và mọi người đều mắc phải sai lầm.

- Tìm kiếm sự cân bằng: Cố gắng tìm kiếm sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân để không một phần nào bị lãng quên. Duy trì các mối quan hệ: Dành thời gian để nuôi dưỡng và phát triển các mối quan hệ bên ngoài gia đình.

Nhớ rằng việc duy trì sự ổn định về mặt cảm xúc không chỉ tốt cho bản thân cha mẹ mà còn tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển của con cái.

Thư Di (t/h)

Nguồn GĐ&XH: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/khong-can-giau-co-day-la-kieu-cha-me-ly-tuong-ma-bat-ki-dua-tre-nao-cung-mong-muon-co-duoc-172240409152116953.htm