Khi ngôi sao lìa đời, chuyện kỳ quái gì xảy ra trong vũ trụ?

Một ngày nào đó, các hành tinh sẽ bị ném ra khỏi lực hấp dẫn của các ngôi sao chủ dần chết đi rồi trở thành sao khổng lồ đỏ.

Các nhà thiên văn học dự đoán bốn hành tinh trong một hệ mặt trời có thể tách ra khỏi nhau, và bay vào không gian vũ trụ khi ngôi sao chủ mà chúng quay xung quanh dần chết đi và biến đổi trạng thái.

Các nhà thiên văn học dự đoán bốn hành tinh trong một hệ mặt trời có thể tách ra khỏi nhau, và bay vào không gian vũ trụ khi ngôi sao chủ mà chúng quay xung quanh dần chết đi và biến đổi trạng thái.

Bốn hành tinh đó là một phần của HR 8799, một hệ thống cách Trái đất 135 năm ánh sáng trong chòm sao Pegasus.

Bốn hành tinh đó là một phần của HR 8799, một hệ thống cách Trái đất 135 năm ánh sáng trong chòm sao Pegasus.

Những hành tinh này, mỗi hành tinh nặng hơn 5 lần khối lượng của Sao Mộc, quay quanh một ngôi sao chủ có tuổi đời từ 30 triệu đến 40 triệu năm.

Những hành tinh này, mỗi hành tinh nặng hơn 5 lần khối lượng của Sao Mộc, quay quanh một ngôi sao chủ có tuổi đời từ 30 triệu đến 40 triệu năm.

Hiện tại, các hành tinh gần nhau được khóa trong một nhịp điệu hoàn hảo, với mỗi hành tinh quay quanh với tốc độ gấp đôi tốc độ của hành tinh kế cận tính từ ngoài đi vô theo hệ thống.

Hiện tại, các hành tinh gần nhau được khóa trong một nhịp điệu hoàn hảo, với mỗi hành tinh quay quanh với tốc độ gấp đôi tốc độ của hành tinh kế cận tính từ ngoài đi vô theo hệ thống.

Các chuyên gia dự đoán rằng, các hành tinh này có khả năng vẫn bị khóa trong hành động cân bằng đến 3 tỷ năm tới.

Các chuyên gia dự đoán rằng, các hành tinh này có khả năng vẫn bị khóa trong hành động cân bằng đến 3 tỷ năm tới.

Sau đó, một khi ngôi sao chủ của chúng trở thành một sao khổng lồ đỏ - phình to gấp hàng trăm lần kích thước ban đầu – thì các hành tinh khổng lồ sẽ văng ra khỏi lực hấp dẫn của ngôi sao chủ.

Sau đó, một khi ngôi sao chủ của chúng trở thành một sao khổng lồ đỏ - phình to gấp hàng trăm lần kích thước ban đầu – thì các hành tinh khổng lồ sẽ văng ra khỏi lực hấp dẫn của ngôi sao chủ.

Tác giả chính Dmitri Veras, nhà vật lý thiên văn tại Đại học Warwick ở Anh cho biết: “Các hành tinh sẽ phân tán lực hấp dẫn ra khỏi nhau. Trong một kịch bản mô phỏng, hành tinh trong cùng có thể bị đẩy ra khỏi hệ thống. Hoặc trong trường hợp khác, hành tinh thứ ba có thể bị đẩy ra. Hoặc hành tinh thứ hai và thứ tư có thể chuyển đổi vị trí cho nhau.

Tác giả chính Dmitri Veras, nhà vật lý thiên văn tại Đại học Warwick ở Anh cho biết: “Các hành tinh sẽ phân tán lực hấp dẫn ra khỏi nhau. Trong một kịch bản mô phỏng, hành tinh trong cùng có thể bị đẩy ra khỏi hệ thống. Hoặc trong trường hợp khác, hành tinh thứ ba có thể bị đẩy ra. Hoặc hành tinh thứ hai và thứ tư có thể chuyển đổi vị trí cho nhau.

Ngay khi ngôi sao chủ mất đi khối lượng, vị trí của các hành tinh xoay quanh hệ thống sẽ lệch đi, sau đó hai trong số chúng sẽ phân tán ra xa, gây ra phản ứng dây chuyền giữa cả bốn hành tinh.

Ngay khi ngôi sao chủ mất đi khối lượng, vị trí của các hành tinh xoay quanh hệ thống sẽ lệch đi, sau đó hai trong số chúng sẽ phân tán ra xa, gây ra phản ứng dây chuyền giữa cả bốn hành tinh.

Khi sao chủ trở thành sao khổng lồ màu đỏ, các hành tinh trong hệ thống HR 8799 sẽ phân tán theo mọi hướng, đánh bay vật chất từ các vành đĩa vụn, đĩa bụi và đá quay quanh ngôi sao chủ.

Khi sao chủ trở thành sao khổng lồ màu đỏ, các hành tinh trong hệ thống HR 8799 sẽ phân tán theo mọi hướng, đánh bay vật chất từ các vành đĩa vụn, đĩa bụi và đá quay quanh ngôi sao chủ.

Huỳnh Dũng (Theo Livescience)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/khi-ngoi-sao-lia-doi-chuyen-ky-quai-gi-xay-ra-trong-vu-tru-1667920.html