'Khen' và 'chê' có nguồn gốc lịch sử và đặc tính xã hội?

Trong môi trường văn hóa xã hội, thay vì chỉ đổ lỗi cho người khác, để đi đến một kết luận chung, chúng ta nên cùng nhau dựa trên cơ sở củng cố đạo đức, thực thi pháp luật và trật tự.

Tác giả: Giáo sư David Dale Holmes
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: Buddhistdoor Global

Chê trách và chỉ trích người khác có khả năng chỉ khơi dậy sự oán giận, thù hận và thậm chí sự thù ghét, có thể khiến đối tượng có hành động hung hăng hoặc ngấm ngầm khi có cơ hội sẽ gây tổn hại cho chúng ta, vì thế việc gây phiền toái, chẳng khác nào vuốt râu hổ.

Trong xã hội, có những thành phần bất hảo, những kẻ tà ác, đó có thể là các nhà lãnh đạo chính trị có hành vi tiêu cực, tham nhũng. Họ tìm cách lợi dụng người khác một cách đặc trưng, vừa ngu dốt lại ích kỷ, cả công khai lẫn bí mật, âm mưu gia tăng của cải vật chất và quyền lực của họ, củng cố “hình ảnh bản thân” cá nhân mà không cần quan tâm đến bất kỳ ai, ngoại trừ chính họ.

Tuy nhiên, không phải là tâm trí tự cao tự đại, cứ săm soi vào những hành động ích kỷ của người khác; tinh thần tiêu cực trở thành thói quen làm hao mòn năng lực của chúng ta. Vì thế, thay vào đó, chúng ta hãy nhìn vấn đề từ góc độ cá nhân, quan điểm cá nhân.

Trớ trêu thay và khá nghịch lý, nên bắt đầu chỉ trích những gì sai quấy trong xã hội của chúng ta bằng cách phản tỉnh nội tâm mình. Từ đó, chúng ta có thể bắt đầu siêng năng phấn đấu để hoán cải những yếu tố không lành mạnh, chuyển hóa nó một cách chậm mà chắc, hãy bắt đầu nhận ra nội tâm chính mình, những yếu tố này thực sự phổ biến chung cho toàn nhân loại, bất kể tín ngưỡng văn hóa hay đặc trưng quốc gia.

Thay vì thắc mắc những gì sai trái với xã hội đang thay đổi, văn hóa đang bị xói mòn, trước hết chúng ta nên hỏi: “Tôi bị làm sao thế?” hoặc “có gì sai trái khi chúng tôi trở thành một một phần nhỏ trong việc tạo ra một xã hội bất hảo không thế chấp nhận được, đặc biệt là trong bối cảnh của văn hóa truyền thừa chính pháp cổ đại thuần khiết và cao quý?”

Tại sao từ xa xưa, hay hiện tại ở Đông Nam Á đương đại, đa số người dân ở những khu vực chủ yếu dựa vào văn hóa Phật giáo và những nơi khác trên thế giới lại không đặt chân cất bước trên hành trình Bát Chính Đạo theo cách mà đức Phật đã định hướng, dựa trên trí tuệ siêu phàm của Ngài và sự tỏa ánh quang minh của phật pháp?

Tại sao mỗi cá nhân không rèn nhân cách, phấn đấu để trở thành công dân tốt? Tại sao chúng ta có điều kiện văn hóa lại thụt lùi một cách thụ động và cho phép những kẻ bất hảo, bất nhân thất đức lại có được tiền tài và quyền lực một cách bất hợp pháp, và không ngừng cướp bóc, vơ vét của nhân dân, theo cách làm suy yếu các giá trị cao quý của nền văn minh cổ đại đáng tôn kính của chúng ta?

Nói chung trong xã hội, chúng ta thấy những vấn đề bị vướng mắc và khuynh hướng thế tục trong tâm trí mọi người – đều như nhau, từ những người nghèo ở vùng nông thôn đến những người bán hàng rong ở thành thị; từ thương nhân, doanh nhân, các chính trị gia và các ông trùm tham nhũng.

Đó là một quy luật của tâm lý, như hoa sen vươn khỏi bùn nhơ tỏa hương thơm tinh khiết. Do đó, họ phụ thuộc vào sự thiếu hiểu biết và nhân quả của chính họ, thật chẳng may và không sao tránh khỏi, mù quáng làm theo những thúc giục tức thời của chính họ, thân thể và tâm trí chưa qua sự tu luyện, chưa được thuần hóa. Hầu như họ tiếp tục theo đuổi những gì lợi ích cá nhân bản thân họ, trong thời điểm đó, trước khi quan tâm đến lợi ích chung của người khác và của xã hội nói chung. Họ đang trong bóng đêm vô minh và chưa tiếp cận ánh quang dương trí tuệ. Không có cách nào để chuyển hóa điều này?

Nhìn chung, những điều sai trái đều trong nền văn hóa của chúng ta, đều ở trong tâm thức của mỗi công dân, dù giàu sang phú quý; hay nghèo hèn khốn khổ, dù chỗ xuất thân có đặc quyền hay cao quý hoặc ở tầng lớp thấp nhất trong xã hội.

Trong môi trường văn hóa này, tất cả chúng ta cần cố gắng hướng nội tâm, để phát hiện những lỗi lầm của mình. Nếu chúng ta tiếp tục giữ gìn và phát huy những truyền thống văn hóa có giá trị của mình, nếu chúng ta cân nhắc cẩn thận từng lời nói, cử chỉ hành động của mình trước khi chúng có thời gian phát triển thông qua tiếp xúc, phản ứng và nảy sinh ý định, thì chúng ta có thể tránh được những tổn thương tiếp theo cho bản thân và những người khác. Thật vậy, chúng ta cần phải cải thiện tâm thức của mình thông qua tu tập chính niệm đoạn trừ những ràng buộc thế gian, dẫn đến những hành động xấu ác, bất thiện.

Chúng ta có các phương tiện và hướng dẫn cần thiết để thực hiện điều này, góp phần nâng cao trình độ văn hóa xã hội của chúng ta thông qua việc chuyển hóa tham lam, sân hận và si mê (tam độc) thành Giới – Định – Tuệ (tam vô lậu học), và để tránh ảo tưởng nguy hiểm rằng điều quan trọng là trở thành một người “đại trượng phu”, được kính trọng, quyền lực, và sợ hãi trước tầm nhìn mờ mịt của quần chúng ít học và bị bỏ rơi.

Ngón tay chỉ dẫn không phải là con đường để đi, nói tóm lại, thay vì đổ lỗi cụ thể cho bất kỳ ai đó, chúng ta nên khởi từ bi tâm với tất cả những kẻ si mê và thiếu hiểu biết (avijja) trong xã hội. Cần nêu một tấm gương cá nhân tốt để những người khác có thể noi theo, đặc biệt là môi trường xung quanh và vòng kết nối của những người quen biết, đặc biệt là trong gia đình của chúng ta.

Chính những thành viên tuổi ấu thơ hồn nhiên trong gia đình của chúng ta là niềm hy vọng của tương lai. Trong khi hiện tại, chính chúng ta không thể chuyển hóa được những tệ nạn của xã hội, ngay lập tức một cách đáng kể, thì những giá trị mà chúng ta truyền lại cho thế hệ con cái mình hy vọng sẽ dẫn đến một sự tiến hóa từ từ nhưng chưa chắc chắn, cuối cùng sẽ chuyển hóa hành vi tai tiếng và thấy một cách rõ ràng bởi những nhà lãnh đạo hành chính, chính trị và xã hội bị thỏa hiệp, đời sống tiêu cực tham nhũng, nảy sinh, những người mà chúng ta thấy với những lời nói và hành vi kiêu căng tự đắc trên các kênh truyền thông, không biết xấu hổ hay rõ ràng đổ lỗi. Có lẽ bằng cách này, chúng ta có thể giúp dẫn đễn sự thay đổi trong đó loại điều kiện xã hội trở thành một hiện tượng dần dần biến mất trong lịch sử.

Theo lời của đức Phật: “Hãy bắt đầu và sau đó tiếp tục không ngừng”.

Tác giả: Giáo sư David Dale Holmes
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: Buddhistdoor Global

Tác giả bài viết, Giáo sư David Dale Holmes giảng dạy Anh ngữ và Văn học Thế giới, Viết Sáng tạo cho Đại học Maryland, một viện đại học công lập tại thành phố College Park, Maryland, ngoại vi Washington D.C., Hoa Kỳ, Cơ sở Munich, Phân khu Châu Âu, từ những thập niên 1966-1992, sau đó ông chuyển đến Châu Á để giảng dạy tại Đại học Chulalongkorn, Thái Lan, sau đó là Đại học Phật giáo Thế giới ở Bang Kok.

Từ những thập niên 1986-1992, thường niên ông du hành giữa Munich, Đức và Kandy, Sri Lanka, để chia sẻ phật sự với Thượng tọa Nyanaponika và Thượng tọa Bhikkhu Bodhi.

PDF PRINT

Nguồn Tạp chí Phật học: https://tapchinghiencuuphathoc.vn/khen-va-che-co-nguon-goc-lich-su-va-dac-tinh-xa-hoi.html