Khám phá vùng đất di sản Uzbekistan

(iHay) Với vị trí nằm giữa con đường buôn bán cổ xưa giữa châu Âu và châu Á, từ hơn 2.000 năm trước, ở Uzbekistan đã hình thành nên những đô thị phồn thịnh. Đó là vùng đất của những cung điện nguy nga, những ngôi chợ có mái vòm buôn bán sầm uất. Những thánh đường lộng lẫy với kiến trúc mang sắc màu sặc sỡ của vùng đất Trung Á đã làm cho bao lữ khách phải choáng ngợp.

Đất nước Uzbekistan có địa hình khá đa dạng, không chỉ các ngọn núi cao quanh năm tuyết phủ, mà còn có những thảo nguyên bát ngát và một vùng sa mạc khô cằn rộng lớn... Các yếu tố này đã tạo cho Uzbekistan một khí hậu khá khắc nghiệt, nếu như mùa hè nhiệt độ có khi lên đến 40 - 45 o C thì mùa đông có lúc xuống âm 23 o C.

Mùa xuân Tashkent

Tashkent, thủ đô của đất nước Uzbekistan chào đón chúng tôi bằng một cơn mưa rào. Lượng mưa trung bình năm của đất nước Trung Á này khá ít ỏi, chỉ dao động ở mức từ 200 - 500 ml/năm. Khi cơn mưa về, người dân ai cũng như cảm thấy hân hoan, vui vẻ hơn. Chỉ có lữ khách như tôi là nhăn mặt vội kéo chiếc mũ trùm lên đầu để chống lại những cơn gió buốt đang lùa qua trên phố.

Thoáng ngỡ ngàng trước phố xá khá đẹp và chỉn chu. Những công viên cây xanh hiện diện khắp nơi càng làm cho những công trình kiến trúc nơi đây càng thêm duyên dáng. Có lẽ đây là thủ đô thuộc vào hàng xanh nhất trong hơn 100 nước mà tôi được đi qua, bình quân một người dân thủ đô Tashkent sẽ có được 40 cây xanh che mát!

Đập vào mắt tôi là những hàng cây có hoa màu hồng đậm. Tất cả các cành cây không có một chiếc lá mà chi chít toàn là hoa và hoa. Những cành hoa tim tím hồng hồng phất phơ bay trong gió. Cánh hoa nhìn từ xa trông tựa như hoa anh đào của Nhật nhưng nhìn kỹ thì cánh nhỏ hơn và dày hơn. Đây là loại hoa khá đẹp, được trồng rất nhiều trên đường phố Tashkent, mà người dân địa phương gọi là tuylip tree. Một nét đẹp kiêu sa nhưng không kém phần mạnh mẽ, từ trên thân cây già nua đen đúa xù xì, những chùm hoa mơn mởn thi nhau đua nở. Những bông hoa mượt mà tỏa mùi thơm tựa làn da em bé. Khung cảnh chung mùa xuân của thủ đô Tashkent trong mắt tôi đẹp đến nao lòng.

Thành phố cổ kính Bukhara

Sau gần 2 giờ bay từ Tashkent, chúng tôi đáp xuống sân bay Bukhara. Nắng chiều vàng nhuộm màu như tráng mật trên những mái nhà làm bằng đá của thành phố Bukhara cổ kính. Bước chân nhè nhẹ băng qua những con phố cổ thật êm đềm tĩnh lặng, thành phố đã có hơn 2.000 năm tuổi. Những công trình kiến trúc cổ kính hiện diện khắp mọi nơi, đặc biệt, trong đó có lăng mộ Samanids. Theo một số nhà nghiên cứu, lăng mộ Samanids được xây từ thế kỷ 9. Đây là nơi an nghỉ của Ismail Samani, một vị vua của vương triều Samanids có nguồn gốc Ba Tư. Ông cũng được cho là người góp phần vào việc truyền bá và giúp cho đạo Hồi du nhập vào vùng đất này. Trải qua hơn 11 thế kỷ, đến nay công trình hãy còn nguyên vẹn. Kiến trúc được xây bằng gạch nung nhưng khá đẹp và vững chãi.

Theo lời của anh Alex, hướng dẫn viên địa phương ở đây: ngày xưa, khi vó ngựa Mông Cổ tràn qua, tất cả thành quách đều bị tàn phá. Những người dân nơi đây đã dùng đất lấp xung quanh ngôi đền để che giấu. Chiến tranh qua đi, ngôi đền đã bị lãng quên trong nhiều thế kỷ. Mãi đến thế kỷ 20, những nhà khảo cổ mới tình cờ khai quật tìm lại được ngôi đền bị chôn vùi dưới lớp đất gần 2 m nhưng nhờ thế, toàn bộ công trình hơn một nghìn năm tuổi đã được bảo tồn một cách hoàn hảo.

Ngọn hải đăng trên cạn

Tháp Kalyan Minaret nằm cạnh bên thánh đường Kalyan tại khu vực trung tâm của thành phố Bukhara là ngọn tháp Kalyan. Tháp được xây dựng vào năm 1127, có chiều cao là 45,5 m. Đường kính của chân tháp là 9 m và phần đỉnh tháp khoảng 6 m. Bên trong tháp là một cầu thang hình xoắn ốc có 104 bậc thang dẫn lên đến phần đỉnh tháp. Phía bên trên tháp được trổ 16 mái vòm. Tháp Kalyan ở Bukhara còn được người dân địa phương gọi là tháp tử thần vì trong thời trung cổ, những phạm nhân bị kết án tử hình sẽ bị mang ném từ trên đỉnh tháp xuống đất. Có thể nói tháp Kalyan còn được xem như là một ngọn hải đăng trên cạn bởi ngày xưa, khi vùng đất này còn là một nơi buôn bán sầm uất của con đường tơ lụa, Bukhara là một trong những điểm dừng chân của các thương đoàn thì trên bước đường thiên lý vạn dặm, họ phải đi qua những thảo nguyên mênh mông cũng như những sa mạc nóng bỏng. Cùng những chú lạc đà, các lái buôn của ngày xưa phải đối mặt với nhiều hiểm nguy vất vả. Một con lạc đà với hành lý trĩu nặng trên lưng trung bình mỗi ngày có thể di chuyển khoảng 30 km. Đó cũng là khoảng cách mà các thương điếm (một dạng nhà nghỉ cho thương đoàn) được xây dựng trên con đường tơ lụa. để tránh cái nóng của sa mạc cũng như đảm bảo đến khi cuối ngày thương đoàn sẽ đến được điểm dừng chân tiếp theo nhằm tránh bị ngủ ngoài sa mạc với nhiều hiểm nguy rình rập. Các thương đoàn đa phần sẽ khởi hành vào lúc sáng sớm hoặc vào ban đêm. Khi đấy, vào ban đêm trên đỉnh các ngọn tháp canh này được thắp sáng bằng lửa nhằm mục đích chỉ hướng cho các đoàn buôn.

Nhìn ngọn tháp sừng sững hiên ngang vươn lên giữa bầu trời vào một buổi chiều cuối tháng 3 ở thành phố Bukhara hơn 2.000 năm tuổi, trong tâm trí tôi chợt hiện về một quá khứ vàng son đã từng tồn tại trên mảnh đất này. Bao nhiêu thương đoàn đã đến và đi qua Bukhara? Những con lạc đà đã chở trên lưng mình biết bao nhiêu lụa là châu báu?

Những người lái buôn gan dạ dũng cảm đã bao lần dầm sương dãi nắng trên các sa mạc mênh mông hay các ngọn núi cheo leo hiểm trở. Mỗi chuyến đi là bấy nhiêu hiểm nguy vất vả rình rập. Cũng có lúc họ phải bỏ mạng trên những vùng đất xa lạ. Hành trình của các thương đoàn trên con đường giao thương cổ xưa nối liền hai miền Âu - Á được một số người gọi với cái tên mỹ miều “Con đường tơ lụa” có lẽ không phải là con đường êm ái toàn màu hồng và những lụa là gấm vóc mà còn là một con đường của máu và nước mắt. Con đường của những hành trình giao lưu văn hóa Đông - Tây.

Trần Văn Trường

Đất nước Uzbekistan có địa hình khá đa dạng, không chỉ các ngọn núi cao quanh năm tuyết phủ, mà còn có những thảo nguyên bát ngát và một vùng sa mạc khô cằn rộng lớn... Các yếu tố này đã tạo cho Uzbekistan một khí hậu khá khắc nghiệt, nếu như mùa hè nhiệt độ có khi lên đến 40 - 45 o C thì mùa đông có lúc xuống âm 23 o C.

Mùa xuân Tashkent

Tashkent, thủ đô của đất nước Uzbekistan chào đón chúng tôi bằng một cơn mưa rào. Lượng mưa trung bình năm của đất nước Trung Á này khá ít ỏi, chỉ dao động ở mức từ 200 - 500 ml/năm. Khi cơn mưa về, người dân ai cũng như cảm thấy hân hoan, vui vẻ hơn. Chỉ có lữ khách như tôi là nhăn mặt vội kéo chiếc mũ trùm lên đầu để chống lại những cơn gió buốt đang lùa qua trên phố.

Thoáng ngỡ ngàng trước phố xá khá đẹp và chỉn chu. Những công viên cây xanh hiện diện khắp nơi càng làm cho những công trình kiến trúc nơi đây càng thêm duyên dáng. Có lẽ đây là thủ đô thuộc vào hàng xanh nhất trong hơn 100 nước mà tôi được đi qua, bình quân một người dân thủ đô Tashkent sẽ có được 40 cây xanh che mát!

Đập vào mắt tôi là những hàng cây có hoa màu hồng đậm. Tất cả các cành cây không có một chiếc lá mà chi chít toàn là hoa và hoa. Những cành hoa tim tím hồng hồng phất phơ bay trong gió. Cánh hoa nhìn từ xa trông tựa như hoa anh đào của Nhật nhưng nhìn kỹ thì cánh nhỏ hơn và dày hơn. Đây là loại hoa khá đẹp, được trồng rất nhiều trên đường phố Tashkent, mà người dân địa phương gọi là tuylip tree. Một nét đẹp kiêu sa nhưng không kém phần mạnh mẽ, từ trên thân cây già nua đen đúa xù xì, những chùm hoa mơn mởn thi nhau đua nở. Những bông hoa mượt mà tỏa mùi thơm tựa làn da em bé. Khung cảnh chung mùa xuân của thủ đô Tashkent trong mắt tôi đẹp đến nao lòng.

Thành phố cổ kính Bukhara

Sau gần 2 giờ bay từ Tashkent, chúng tôi đáp xuống sân bay Bukhara. Nắng chiều vàng nhuộm màu như tráng mật trên những mái nhà làm bằng đá của thành phố Bukhara cổ kính. Bước chân nhè nhẹ băng qua những con phố cổ thật êm đềm tĩnh lặng, thành phố đã có hơn 2.000 năm tuổi. Những công trình kiến trúc cổ kính hiện diện khắp mọi nơi, đặc biệt, trong đó có lăng mộ Samanids. Theo một số nhà nghiên cứu, lăng mộ Samanids được xây từ thế kỷ 9. Đây là nơi an nghỉ của Ismail Samani, một vị vua của vương triều Samanids có nguồn gốc Ba Tư. Ông cũng được cho là người góp phần vào việc truyền bá và giúp cho đạo Hồi du nhập vào vùng đất này. Trải qua hơn 11 thế kỷ, đến nay công trình hãy còn nguyên vẹn. Kiến trúc được xây bằng gạch nung nhưng khá đẹp và vững chãi.

Theo lời của anh Alex, hướng dẫn viên địa phương ở đây: ngày xưa, khi vó ngựa Mông Cổ tràn qua, tất cả thành quách đều bị tàn phá. Những người dân nơi đây đã dùng đất lấp xung quanh ngôi đền để che giấu. Chiến tranh qua đi, ngôi đền đã bị lãng quên trong nhiều thế kỷ. Mãi đến thế kỷ 20, những nhà khảo cổ mới tình cờ khai quật tìm lại được ngôi đền bị chôn vùi dưới lớp đất gần 2 m nhưng nhờ thế, toàn bộ công trình hơn một nghìn năm tuổi đã được bảo tồn một cách hoàn hảo.

Ngọn hải đăng trên cạn

Tháp Kalyan Minaret nằm cạnh bên thánh đường Kalyan tại khu vực trung tâm của thành phố Bukhara là ngọn tháp Kalyan. Tháp được xây dựng vào năm 1127, có chiều cao là 45,5 m. Đường kính của chân tháp là 9 m và phần đỉnh tháp khoảng 6 m. Bên trong tháp là một cầu thang hình xoắn ốc có 104 bậc thang dẫn lên đến phần đỉnh tháp. Phía bên trên tháp được trổ 16 mái vòm. Tháp Kalyan ở Bukhara còn được người dân địa phương gọi là tháp tử thần vì trong thời trung cổ, những phạm nhân bị kết án tử hình sẽ bị mang ném từ trên đỉnh tháp xuống đất. Có thể nói tháp Kalyan còn được xem như là một ngọn hải đăng trên cạn bởi ngày xưa, khi vùng đất này còn là một nơi buôn bán sầm uất của con đường tơ lụa, Bukhara là một trong những điểm dừng chân của các thương đoàn thì trên bước đường thiên lý vạn dặm, họ phải đi qua những thảo nguyên mênh mông cũng như những sa mạc nóng bỏng. Cùng những chú lạc đà, các lái buôn của ngày xưa phải đối mặt với nhiều hiểm nguy vất vả. Một con lạc đà với hành lý trĩu nặng trên lưng trung bình mỗi ngày có thể di chuyển khoảng 30 km. Đó cũng là khoảng cách mà các thương điếm (một dạng nhà nghỉ cho thương đoàn) được xây dựng trên con đường tơ lụa. để tránh cái nóng của sa mạc cũng như đảm bảo đến khi cuối ngày thương đoàn sẽ đến được điểm dừng chân tiếp theo nhằm tránh bị ngủ ngoài sa mạc với nhiều hiểm nguy rình rập. Các thương đoàn đa phần sẽ khởi hành vào lúc sáng sớm hoặc vào ban đêm. Khi đấy, vào ban đêm trên đỉnh các ngọn tháp canh này được thắp sáng bằng lửa nhằm mục đích chỉ hướng cho các đoàn buôn.

Nhìn ngọn tháp sừng sững hiên ngang vươn lên giữa bầu trời vào một buổi chiều cuối tháng 3 ở thành phố Bukhara hơn 2.000 năm tuổi, trong tâm trí tôi chợt hiện về một quá khứ vàng son đã từng tồn tại trên mảnh đất này. Bao nhiêu thương đoàn đã đến và đi qua Bukhara? Những con lạc đà đã chở trên lưng mình biết bao nhiêu lụa là châu báu?

Những người lái buôn gan dạ dũng cảm đã bao lần dầm sương dãi nắng trên các sa mạc mênh mông hay các ngọn núi cheo leo hiểm trở. Mỗi chuyến đi là bấy nhiêu hiểm nguy vất vả rình rập. Cũng có lúc họ phải bỏ mạng trên những vùng đất xa lạ. Hành trình của các thương đoàn trên con đường giao thương cổ xưa nối liền hai miền Âu - Á được một số người gọi với cái tên mỹ miều “Con đường tơ lụa” có lẽ không phải là con đường êm ái toàn màu hồng và những lụa là gấm vóc mà còn là một con đường của máu và nước mắt. Con đường của những hành trình giao lưu văn hóa Đông - Tây.

Nguồn iHay: http://ihay.thanhnien.com.vn/phuot/kham-pha-vung-dat-di-san-uzbekistan-58206.html