Khám phá hạm đội tàu phá băng hạt nhân của Nga

Nga là quốc gia duy nhất trên thế giới sở hữu hạm đội tàu phá băng hạt nhân hùng mạnh hoạt động ở những vùng lạnh nhất của Bắc Cực.

Hạm đội tàu phá băng hạt nhân của Nga bao gồm 6 tàu phá băng được sử dụng để duy trì Tuyến đường biển phương Bắc, xuyên qua Bắc Băng Dương và các trạm nghiên cứu nổi ở Bắc Cực. Ảnh: ER.

Toàn bộhạm đội tàu phá băng của Nga do công ty Atomflot (hay còn gọi là Atom Fleet) điều hành. Tổng cộng, công ty này đã chế tạo 8 tàu hạt nhân ở Liên Xô và sau đó họ xây dựng hai chiếc tàu ở Nga. Ảnh: ER.

Hiện, có 6 tàu phá băng hạt nhân hoạt động ở Nga trong khi có những chiếc đã “về hưu” hoặc được chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác. Đó là những con tàu có nguồn năng lượng hạt nhân. Chúng được thiết kế đặc biệt để hoạt động trong những vùng lạnh nhất Bắc Cực. Ảnh: ER.

Hiện tại, có thêm ba chiếc đang được chế tạo, trong đó có một tàu sẽ được hoàn thành vào năm 2017. Những con tàu mới có thể phá vỡ băng dày đến 3 mét. Ảnh: ER.

Các tàu có lớp vỏ đôi để có thể phá vỡ băng và tránh sự cố. Tuy nhiên, điều thú vị là nguồn năng lượng hạt nhân chúng chỉ phù hợp để hoạt động trong điều kiện lạnh và không phù hợp với khí hậu ấm hơn, vì vậy, chúng không thể vượt qua đường xích đạo và đi đến Nam Cực. Ảnh: ER.

Con tàu đặc biệt này được gọi là Sovietski Soyuz hay còn gọi là tàu Liên Xô. Nó có một đặc điểm thú vị là có thể được chuyển đổi thành một tàu chiến. Ảnh: ER.

Bên trong của con tàu - máy phát turbo chính. Con tàu này sử dụng năng lượng hạt nhân để làm nóng nước và dùng hơi nước để đẩy tuabin. Ảnh: ER.

Trung tâm điều khiển chính của tàu. Có hai trung tâm điều khiển chính trên con tàu này. Một là để kiểm soát hoạt động của con tàu và một là để kiểm soát các nguồn năng lượng hạt nhân. Ảnh: ER.

Một phòng ăn chính cho các sĩ quan. Phòng ăn của thủy thủ ở tầng bên dưới. Họ ăn cơm 4 bữa một ngày. Ảnh: ER.

Con tàu Sovetski Soyuz được hoàn thành vào năm 1989 tại Leningrad. Trong năm 2008, nó đã được nâng cấp. Ảnh: ER.

Con tàu phá băng hạt nhân này được gọi là "Arctica". Nó được chế tạo vào năm 1975, là con tàu lớn nhất vào thời điểm đó. Arctica có thể chở máy bay trực thăng và phá vỡ băng dày tới 5 mét. Ảnh: ER.

Arctica nổi tiếng là con tàu đầu tiên đến Bắc Cực. Đáng buồn là hiện con tàu này đã “về hưu” và đang chờ để được xử lý. Ảnh: ER.

Tàu "Vaigach" - đặc điểm của con tàu đặc biệt này thấp hơn các tàu khác, vì vậy, nó có thể di chuyển vào vùng đồng bằng của các con sông lớn của Siberia từ Bắc Băng Dương. Vì vậy, mục đích chính của tàu Vaigach là vận chuyển các tàu chở kim loại và gỗ xẻ từ Siberia. Ảnh: ER.

Những tuabin này có thể sản xuất 50.000 mã lực. Vì vậy, nó phá vỡ băng dày 2,5 mét. Ảnh: ER.

Nhà hát bên trong của con tàu Vaigach. Ảnh: ER.

Văn phòng trợ lý của thuyền trưởng. Các con tàu thường mất trung bình 2-3 tháng một lần lênh đênh trên biển. Phi hành đoàn trên tàu là 100 người. Ảnh: ER.

Một con tàu khác gọi là "Taimir". Ảnh: ER.

Con tàu Taimir được xây dựng ở Phần Lan cho quân đội Liên Xô. Hiện giờ, nó đã ngừng hoạt động và neo đậu ở bến tàu trong một thời gian dài.

Con tàu khác có tên “Lenin”. Đó là con tàu đầu tiên được hoàn thiện năm 1957. Con tàu này hoạt động được 31 năm và đến năm 1990 nó về neo đậu tại đây. Ngày nay, con tàu này được chuyển đổi thành bảo tàng. Ảnh: ER.

Thảo Nguyên (Theo ER)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/the-gioi/kham-pha-ham-doi-tau-pha-bang-hat-nhan-cua-nga-916613.html