Huyện Gò Công Tây: Hiệu quả sau 10 năm triển khai thực hiện Luật hòa giải ở cơ sở

Hòa giải ở cơ sở (HGƠCS) là phương thức phổ biến giáo dục pháp luật thiết thực, góp phần giải quyết tranh chấp ở cơ sở. Khi hòa giải thành sẽ hàn gắn, khôi phục tình cảm giữa các bên tranh chấp, duy trì mối quan hệ đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng dân cư, giữ ổn định an ninh trật tự, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Qua 10 năm thực hiện Luật HGƠCS, tại huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang đã có nhiều chuyển biến rõ nét.

NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ PHÁP LUẬT

Để triển khai Luật HGƠCS, UBND huyện đã chỉ đạo các cấp, các ngành, địa phương trong huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức. UBND huyện đã tổ chức Hội nghị triển khai Luật HGƠCS và các văn bản liên quan cho công chức, viên chức (CC-VC), người lao động và người dân tham dự. Đồng thời, tổ chức 2 lớp với 199 hòa giải viên, tuyên truyền viên (HGV-TTV) tham dự tập huấn về Nghị định 15 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật HGƠCS cho đội ngũ HGV- TTV pháp luật.

Đối với cấp xã, UBND các xã, thị trấn tổ chức triển khai tuyên truyền rộng rãi đến cán bộ, công chức, các tổ viên Tổ hòa giải, Ban công tác mặt trận ấp, nhân dân trên địa bàn… Cụ thể, từ năm 2013-2023 đã tuyên truyền được 5.525 cuộc với 166.474 lượt cán bộ, công chức đoàn viên, hội viên, HGV và nhân dân tham dự.

Ngoài ra, huyện còn tổ chức cuộc thi HGV cấp huyện, thu hút nhiều cán bộ HGV tham gia; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc huyện, các tổ chức chính trị xã hội tuyên truyền, phù hợp với từng đối tượng. Qua tuyên truyền, đã nâng cao nhận thức của cán bộ, CCVC và nhân dân về pháp luật, hình thành ý thức mỗi cá nhân chấp hành pháp luật, sống làm việc theo Hiến pháp, pháp luật.

UBND huyện chỉ đạo bố trí nguồn lực thực hiện Luật HGƠCS. Theo đó, Phòng Tư pháp phân công chuyên viên phụ trách công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, HGƠCS; các thành viên tổ hòa giải ấp được lựa chọn kỹ càng, đa số là những ngươi dân cao niên, có uy tín ở địa phương, bên cạnh đó là sự tham gia của ban lãnh đạo các ấp nhằm phát huy vai trò trách nhiệm ở cộng đồng dân cư.

Đội ngũ HGV ở cơ sở thường xuyên được củng cố, kiện toàn đảm bảo về cơ cấu, số lượng, chất lượng theo đúng quy định của Luật HGƠCS.

Khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong thực hiện Luật HGƠCS.

Bên cạnh đó, UBND huyện đã ban hành các văn bản và tổ chức triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ HGV ở cơ sở giai đoạn 2019 - 2022. Theo đó, công chức Tư pháp chủ động tham mưu UBND xã cung cấp các tài liệu, đầu sách pháp luật mới cho các Tổ hòa giải ấp, đồng thời cử lực lượng này tham gia đầy đủ các lớp tập huấn nghiệp vụ do Phòng Tư pháp tổ chức.

Trong quá trình hoạt động, công chức Tư pháp luôn chủ động theo dõi, hỗ trợ nghiệp vụ chọ các Tổ hòa giải. Đối với các vụ việc phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, các ngành của UBND xã cho ý kiển, đề xuất phương án giải quyết cho tổ, nâng cao hiệu quả hoạt động và kỹ năng hòa giải các vụ việc tương tự sau này.

KẾT QUẢ TÍCH CỰC

Hiện nay, trên địa bàn huyện có 66 tổ hòa giải với 449 HGV, 100% HGV đều được tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật để đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ hòa giải tại cơ sở. Về kinh phí cho công tác HGƠCS: Hằng năm, ngân sách nhà nước thường xuyên bố trí cho công tác HGƠCS là 5.000.000 đồng/năm bao gồm cả kinh phí chi thù lao cho HGV và hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các Tổ hòa giải ấp.

Định kỳ hằng năm, Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật huyện đều có tổ chức kiểm tra, đánh giá công tác hòa giải, từ đó ghi nhận những kết quả đạt được, có kế hoạch, phương án khắc phục các vấn đề khó khăn, hạn chế, nâng cao chất lượng đội ngũ HGV tại cơ sở.

Trong 10 năm thực hiện Luật HGƠCS và Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ HGV ở cơ sở giai đoạn 2019-2022”, UBND huyện đã tổ chức 3 hội nghị sơ kết và khen thưởng 9 tập thể và 6 cá nhân có thành tích trong thực hiện công tác HGƠCS.

Mới đây, phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Luật HGƠCS, Phó Chủ tịch UBND huyện Gò Công Tây Nguyễn Thanh Tuấn đánh giá: Các HGV và các Tổ hòa giải trên địa bàn huyện luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, không ngừng nâng cao năng lực, kinh nghiệm, dành nhiều tâm huyết, thời gian cho công tác hòa giải; góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, hạn chế mâu thuẫn, tranh chấp trong nhân dân.

Trong thời gian tới, UBND huyện tiếp tục chỉ đạo các ngành liên quan, các cấp đề ra các giải pháp thiết thực trong thực hiện Luật HGƠCS. Trong đó, ngành Tư Pháp huyện tiếp tục phối hợp, tăng cường với các ban, ngành, đoàn thể, UBND cấp xã tăng cường công tác tuyên truyền về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện Luật HGƠCS đến mọi người dân.

Tăng cường sự phối hợp giữa chính quyền và Tòa án nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng Công an ở cơ sở trong thực hiện các vụ việc hòa giải; có giải pháp huy động nguồn nhân lực được đào tạo, có kinh nghiệm để tham gia công tác hòa giải ở cơ sở, giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp; tăng cường hướng dẫn, kiểm tra công tác HGƠCS; nâng cao vai trò của đội ngũ cán bộ Tư pháp trong tham mưu quản lý, hướng dẫn công tác HGƠCS”.

HOÀI THU - KIM LAN

Nguồn Ấp Bắc: http://baoapbac.vn/xa-hoi/202309/huyen-go-cong-tay-hieu-qua-sau-10-nam-trien-khai-thuc-hien-luat-hoa-giai-o-co-so-991359/