Hữu duyên sinh

Hữu duyên sinh là mối quan hệ tương hỗ, trong đó Hữu đóng vai trò quan trọng, quyết định sự tồn tại của chúng sinh ấy. Sinh có tác động làm ảnh hưởng đến môi trường, sinh thái nơi chúng sinh ấy sinh sống.

Hữu duyên sinh là mối quan hệ tương hỗ, trong đó Hữu đóng vai trò quan trọng, quyết định sự tồn tại của chúng sinh ấy. Sinh có tác động làm ảnh hưởng đến môi trường, sinh thái nơi chúng sinh ấy sinh sống.

Tác giả: Hòa thượng Thích Đồng Bổn

Hữu là cảnh giới do nghiệp sinh ra. Khi không có nghiệp sẽ không có cảnh giới, khi có nghiệp cảnh giới tương ứng sẽ xuất hiện. Hữu có 3: Dục hữu, sắc hữu, vô sắc hữu.

Dục hữu là cảnh của nghiệp đam mê trong tiền tài, danh vọng, địa vị, ăn uống, ngủ nghỉ, tranh chấp, tranh đoạt… lẫn nhau.
Sắc hữu là cảnh của nghiệp đam mê trong thiền định khi an trú trên đề mục hay đối tượng nào đó. An trú trên đề mục tâm không giao động nên có định, từ định thân được khinh an (nhẹ nhàng), từ khinh an có lạc thọ sanh. Khi có lạc thọ hành giả đắm nhiễm vào lạc thọ do định sanh, không còn thích thú lạc thọ từ các dục mang lại.

Vô sắc hữu là đam mê, chìm đắm trong các tưởng về không (không vô biên xứ, thức vô biên xứ, vô sở hữu xứ, phi tưởng phi phi tưởng xứ). Khi quán thuần thục, hành giả chấp vào các tưởng ấy cho đó là thật, là chân lý nên theo tưởng của nghiệp ấy cũng tạo ra cảnh giới Vô sắc giới.

Như vậy, đam mê trong dục, thích trong các lạc của thiền, hay còn đam mê trong các tưởng về KHÔNG thì còn tạo ra nghiệp và cảnh giới tái sinh. Cảnh giới vừa do nghiệp sinh ra, vừa là nơi dung chứa để nghiệp ấy tăng trưởng.

Sinh là sự hiện hữu, có mặt.

Do có nghiệp, có cảnh giới một chúng sinh được sinh ra. Nghiệp là nhân, cảnh giới là duyên. Chúng sinh là do nghiệp sinh không phải do cha mẹ sinh, cha mẹ chỉ là duyên, là điều kiện để nghiệp ấy được tái hiện thành một chúng sinh, duyên cha mẹ cộng với những duyên có mặt xung quanh như không khí, ánh sáng, thức ăn, thức uống.

Để giúp chúng sinh ấy được có mặt, được hiện hữu. Như vậy, một chúng sinh tồn tại cần rất nhiều duyên bổ trợ, nhưng nhân chính là nghiệp. Nghiệp dắt dẫn chúng sinh đi vào thai tạng tương ứng, thai người hay thai các loài động vật, hay hóa sinh làm chư thiên, ngã quỷ, địa ngục…

Mối quan hệ hữu duyên sinh là mối quan hệ tương hỗ, trong đó Hữu đóng vai trò quan trọng, quyết định sự tồn tại của chúng sinh ấy. Sinh có tác động làm ảnh hưởng đến môi trường, sinh thái nơi chúng sinh ấy sinh sống.

Tác giả: Hòa thượng Thích Đồng Bổn

PDF PRINT

Nguồn Tạp chí Phật học: https://tapchinghiencuuphathoc.vn/huu-duyen-sinh.html