Hoa mắt với sự phong phú của các loài chim sẻ Việt Nam (2)

Không chỉ có màu nâu giản dị, nhiều loài chim sẻ có màu sắc bắt mắt rất hấp dẫn.

Sẻ đồng ngực vàng (Emberiza aureola) dài 15 cm, là loài trú đông hiếm tại Tây Bắc, ĐÔng Bắc, Trung Trung Bộ và Nam Bộ, di cư qua Đông Bắc. Sinh cảnh của loài chim sẻ này là trảng cỏ, cây bụi khu vực trống trải, nơi canh tác, rừng ngập mặn trong mùa di cư, thường ở gần nước. Ảnh: eBird.

Sẻ đồng hung (Emberiza rutila) dài 14-15 cm, là loài di cư trú đông trong cả nước. Chúng sống ở các bụi rậm trong rừng trồng, bìa rừng, cây bụi, trang cỏ, tre nứa, nơi canh tác.

Sẻ đồng mặt đen (Emberiza spodocephala) dài 14-15 cm, là loài trú đông hiếm đến không phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ. Chúng sống ở đồng cỏ, cây bụi, khu canh tác, thường xuyên gần nước, chủ yếu ở vùng đất thấp.

Sẻ hồng Mura (Carpodacus erythrinus) là loài di cư, trú đông không phổ biến tại Tây Bắc và Đông Bắc, đễ bắt gặp tại khu vực Sa Pa mùa di cư. Sinh cảnh của chúng là bìa rừng, rừng thứ sinh, cây bụi, đất canh tác.

Sẻ hồng Fansipan (Carpodacus vinaceus) dài 15 cm, mới được phát hiện năm 2017, là loài định cư hiếm tại Tây Bắc. Chúng sống ở bìa rừng lá rộng thường xanh, rừng thứ sinh, cây bụi, tre nứa nhỏ.

Sẻ thông đầu xám (Chloris sinica) dài 13-14 cm, là loài định cư tương đối phổ biến tại Đong Bắc, ven biển khu vực Trung và Nam Trung Bộ. Chúng sống ở công viên, vườn trồng, khu canh tác, chủ yếu ở vùng đất thấp, thường di chuyển theo đàn.

Sẻ thông họng vàng (Chloris monguilloti) dài 13-14 cm, là loài định cư tương đối phổ biến tại Nam Trung Bộ (dễ gặp tại VQG Bidoup Núi Bà, khu vực Đà Lạt. Loài này sống ở rừng thông trống trải, rừng thứ sinh, trảng cỏ bìa rừng thông, độ cao 1.000-1.900 mét.

Sẻ thông đầu đen (Chloris ambigua) dài 13-14 cm, là loài định cư tương đối phổ biến tại Tây Bắc (VQG Hoàng Liên Sa Pa). Chúng sống ở rừng mở, rừng thứ sinh, khu canh tác, độ cao 1.000-2.600 mét.

Mỏ chéo (Loxia curvirostra) dài 16-18 cm, là loài định cư tương đối phổ biến tại Nam Trung Bộ (VQG Bidoup Núi Bà, Đà Lạt). Chúng sống ở rừng thông, độ cao 1.250-2.900 mét).

Mời quý độc giả xem video: Thanh âm vĩnh cửu của thiên nhiên | VTV3.

T.B (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/hoa-mat-voi-su-phong-phu-cua-cac-loai-chim-se-viet-nam-2-1653623.html