Hòa giải không thành

Điều 27 Luật hòa giải ở cơ sở quy định, khi hòa giải không thành, các bên có quyền yêu cầu tiếp tục hòa giải hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

Trang bị kiến thức pháp luật cho hòa giải viên

Phường Giang Biên, quận Long Biên là một trong những đơn vị làm tốt công tác Luật Hòa giải cơ sở. Ảnh: Bạch Dương

Phường Giang Biên, quận Long Biên là một trong những đơn vị làm tốt công tác Luật Hòa giải cơ sở. Ảnh: Bạch Dương

Hỏi: Khi tiến hành hòa giải mâu thuẫn giữa gia đình ông N với gia đình bà B về việc ông N đã đặt mua 4 con lợn nhà bà B, nhưng khi đến bắt lợn ông N chỉ bắt 2 con và hẹn 3 ngày sau đến bắt nốt. Tuy nhiên, sang đến ngày thứ 2 thì hai con lợn còn lại trong chuồng bị ốm, bỏ ăn, bà B đã hối thúc ông N bắt lợn nhưng vì lợn ốm nên ông N không bắt nữa. Mâu thuẫn xảy ra, hai bên cãi chửi nhau vì bà B cho rằng ông N vi phạm thỏa thuận. Khi tiến hành hòa giải, hòa giải viên không hòa giải được mâu thuẫn giữa hai bên gia đình và nhận thấy tình hình ngày càng căng thẳng thêm vì các bên đều cho là mình đúng không ai chịu nghe ai. Xin hỏi, trong trường hợp này giải quyết như thế nào?

Trả lời: Trường hợp trên thuộc trường hợp hòa giải không thành, các bên không đạt được thỏa thuận thống nhất cách giải quyết. Do đó, Điều 27 Luật hòa giải ở cơ sở quy định, khi hòa giải không thành, các bên có quyền yêu cầu tiếp tục hòa giải hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

Bản Sa

Nguồn PL&XH: https://phapluatxahoi.kinhtedothi.vn/hoa-giai-khong-thanh-349486.html