Hỗ trợ người nuôi gia súc bị thiệt hại do rét

Nghị định 02/2017/NĐ-CP ngày 9/1/2017 của Chính phủ quy định hỗ trợ người nuôi gia súc, gia cầm bị thiệt hại do thiên tai.

Cụ thể, mức hỗ trợ người nuôi gia súc, gia cầm bị thiệt hại do thiên tai như sau:

Cập nhật đến sáng 26/1 từ Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai thì đợt băng giá, rét đậm rét hại ở miền Bắc nước ta đã làm ít nhất 213 con gia súc chết, xảy ra ở nhiều địa phương như Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Điện Biên và Nghệ An.

Cụ thể, 52 con trâu bị chết rét (Cao Bằng 38, Bắc Kạn 2, Lạng Sơn 9, Nghệ An 3); 27 con bò bị chết rét (Cao Bằng 13, Lạng Sơn 6, Nghệ An 8); 48 con bê, nghé...

Ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) cho rằng, tình trạng vật nuôi như trâu, bò, dê… chết do rét đậm rét hại gây thiệt hại không nhỏ cho người chăn nuôi, bởi giá trị mỗi con trâu, bò sinh sản lên tới vài chục triệu đồng.

Ngoài ra, người dân lo ngại sau đợt rét này, nhiều cây trồng cũng cũng bị thiệt hại nặng (cây chết hoặc héo lá) do nền nhiệt xuống thấp. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến sản lượng cây trồng cũng như tổng đàn vật nuôi của cả nước mà còn trực tiếp làm ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân.

Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai đề nghị các địa phương theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai, diễn biến đợt rét đậm, rét hại xảy ra ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và gió mạnh, sóng lớn trên biển để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.

Gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) đến 28 ngày tuổi, hỗ trợ 10.000 - 20.000 đồng/con; trên 28 ngày tuổi, hỗ trợ 21.000 - 35.000 đồng/con;

Lợn đến 28 ngày tuổi, hỗ trợ 300.000 - 400.000 đồng/con; trên 28 ngày tuổi, hỗ trợ 450.000 - 1.000.000 đồng/con; lợn nái và lợn đực đang khai thác, hỗ trợ 2.000.000 đồng/con;

Bê cái hướng sữa đến 6 tháng tuổi, hỗ trợ 1.000.000 - 3.000.000 đồng/con; bò sữa trên 6 tháng tuổi, hỗ trợ 3.100.000 - 10.000.000 đồng/con;

Trâu, bò thịt, ngựa đến 6 tháng tuổi, hỗ trợ 500.000 - 2.000.000 đồng/con; trên 6 tháng tuổi, hỗ trợ 2.100.000 - 6.000.000 đồng/con;

Hươu, nai, cừu, dê: Hỗ trợ 1.000.000 - 2.500.000 đồng/con.

Điều kiện hỗ trợ người nuôi gia súc:

Các hộ sản xuất bị thiệt hại được xem xét hỗ trợ khi đáp ứng tất cả các điều kiện sau:

1. Sản xuất không trái với quy hoạch, kế hoạch và hướng dẫn sản xuất nông nghiệp của chính quyền địa phương.

2. Có đăng ký kê khai ban đầu được UBND cấp xã xác nhận đối với chăn nuôi tập trung (trang trại, gia trại, tổ hợp tác, hợp tác xã) và nuôi trồng thủy sản (theo Mẫu số 6 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này) hoặc giấy chứng nhận kiểm dịch (nếu có). Các hộ chăn nuôi tập trung kê khai trong thời gian 15 ngày kể từ khi bắt đầu chăn nuôi; trong thời gian 7 ngày làm việc kể từ khi nhận được bản kê khai, UBND cấp xã có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận vào kê khai. Các hộ nuôi trồng thủy sản thực hiện kê khai và được xác nhận ngay khi thực hiện nuôi trồng.

3. Thiệt hại xảy ra khi đã thực hiện đầy đủ, kịp thời các biện pháp phòng ngừa, ứng phó với thiên tai, dịch bệnh theo sự hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương.

Thời điểm xảy ra thiệt hại: Đối với thiên tai: Trong thời gian xảy ra thiên tai trên địa bàn được Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn địa phương xác nhận.

Trình tự, thủ tục hỗ trợ

1. Trình tự và cách thức thực hiện:

Hỗ trợ thiệt hại đối với thiên tai: Khi bị thiệt hại, các hộ sản xuất phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn, tiến hành thống kê, đánh giá thiệt hại, hoàn thiện hồ sơ gửi trực tiếp lên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp xã để phối hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp giải quyết theo quy định.

2. Hồ sơ xin hỗ trợ:

a) Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại do thiên tai

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Hỗ trợ thiệt hại chăn nuôi do thiên tai (hoặc dịch bệnh)

Tôi tên là: …………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………

Kê khai số lượng gia súc, gia cầm bị thiệt hại do thiên tai (hoặc dịch bệnh) như sau:

Đợt thiên tai (hoặc dịch bệnh): ………………………………………………………………………….

1. Đối tượng nuôi 1: ……………………………………. Tuổi vật nuôi: ………………………………

Số lượng: …………………………….. con.

2. Đối tượng nuôi 2: …………………………………. Tuổi vật nuôi: ………………………………..

Số lượng: ………………………… con.

3. Đối tượng nuôi 3: ………………………………….. Tuổi vật nuôi: ……………………………….

Số lượng: …………………………con.

Hồ sơ lưu gồm có: ……………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

Đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn xã (phường).... (hoặc Ủy ban nhân dân xã (phường)....) xem xét, hỗ trợ thiệt hại nêu trên của …………………………………..

Tôi xin cam kết nội dung theo bảng kê này là đúng sự thật và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật./.

b) Bảng thống kê thiệt hại do dịch bệnh, thiên tai có xác nhận của thôn, bản, khu dân cư.

# Các biện pháp ứng phó rét đậm, rét hại được khuyến cáo:

A- ĐỐI VỚI CON NGƯỜI

- Thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Khi đi ra ngoài, mặc quần áo đủ ấm, đặc biệt là trẻ nhỏ và người cao tuổi.

- Nếu có trời mưa và tuyết nên mặc quần áo không thấm nước, tránh để bị ướt. Khi tham gia giao thông nên di chuyển chậm, tránh trơn trượt gây tai nạn.

- Nên ăn, uống các đồ ấm. nóng, đủ chất, tăng cường đạm

- Không nên đi tập thể dục quá sớm, đặc biệt đối với người cao tuổi, người bị mắc bệnh lý về hô hấp, tim mạch.

- Không dùng bếp than, củi sưởi ấm trong phòng kín, dễ gây thiếu oxi, có thể nguy hiểm tới tính mạng.

- Không nên uống rượu, bia khi ở ngoài trời lạnh.

- Các địa phương chủ động cho học sinh nghỉ học khi nhiệt độ xuống dưới 10°C.

B- ĐỐI VỚI VẬY NUÔI

Dùng bạt che chắn gió cho Trâu, bò

- Lưu ý: Ngoài trời dưới 13 độ C thì không thả trâu bò ra đồng; Khi dưới 10 độ C thì sưởi ấm cho trâu bò như ủ trấu, đốt lửa.

- Tuyệt đối không chăn thả rông gia súc trong những ngày rét đậm, rét hại, mưa tuyết, mưa phùn, gió lạnh, không thả đàn gia súc trên núi cao, cần đưa đàn gia súc xuống khu vực thấp hơn, nuôi nhốt trong chuồng kín, tránh gió lùa;

- Củng cố, che chắn chuồng trại cẩn thận, tránh gió lùa, mưa hắt, trảnh để nền trại ẩm ướt, lầy lội.

- Cung cấp thức ăn, nước uống đầy đủ cho gia súc, gia cầm; bổ sung thức ăn tinh (bột ngô, sẵn, hoặc cám gạo), muối khoảng, vitamin (đặc biệt là vitamin C), men tiêu hóa…

- Chủ động dự trữ thức ăn thô (rơm rạ, cỏ khổ, phụ phẩm nông nghiệp…)

- Cho gia súc uống đủ nước ấm, nước hòa muối, nước gừng.

- Cách ly, chăm sóc vật nuôi yếu, ốm trong những ngày giá rét.

- Mặc áo chống rét cho gia súc (tận dụng áo cũ, chăn cũ, bao tải gai, bao tải dứa…)

- Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ và thay chất độn chuồng.

- Dự trữ chất đốt (củi, trấu, mùn cứa…) để sưởi ấm cho đàn gia súc; sưởi ấm cho gia cầm.

- Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh, vệ sinh tiêu độc, khử trùng chuồng trại, xử lý chất thải vật nuôi tránh dịch bệnh.

- Trước vụ rét cần tẩy sán lá gan và phòng bệnh ký sinh trùng đường máu.

- Thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan thú y, khuyến nông.

C- ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG

Che chắn chống rét cho cây trồng bằng ni lông, bạt

- Chủ động che chắn cây trồng bằng ni lông, bạt…

- Tăng cường biện pháp chăm sóc, tưới nước, bón phân hữu cơ, phân NPK…

- Tuyệt đối không gieo cấy khi nhiệt độ dưới 15°C;

- Thực hiện theo hướng dẫn kỹ thuật lịch thời vụ gieo cấy, chăm sóc cây, cây ăn quả và các loại hoa, cây cảnh khác để đảm bảo sinh trưởng và phát triển;

– Thực hiện việc thu hoạch các loại hoa màu để hạn chế thiệt hại khi xảy ra rét hại, rét đậm;

- Chủ động chuẩn bị hạt giống và cây con để dặm lại diện tích cây chết và hạt thối không nảy mầm được.

- Thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan khuyến nông.

Nguồn Chính Phủ: https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/ho-tro-nguoi-nuoi-gia-suc-bi-thiet-hai-do-ret-119240127115854827.htm