Hitler có thể lật ngược tình thế nếu có siêu vũ khí nào?

Trong giai đoạn cuối Thế chiến 2, phát xít Đức đã nghiên cứu, phát triển mẫu máy bay ném bom tàng hình Horten Ho 2-29. Nếu được chế tạo sớm hơn vì siêu vũ khí này có thể giúp Hitler lật ngược tình thế.

Vào năm 1943, lực lượng Đức quốc xã thất bại trên nhiều chiến trường. Nhằm xoay chuyển cục diện chiến sự, trùm phát xít Hitler hạ lệnh cho cấp dưới nghiên cứu, phát triển các siêu vũ khí nhằm gây thiệt hại nặng nề cho quân Đồng minh.

Trong số những vũ khí được Hitler kỳ vọng giúp xoay chuyển cục diện chiến trường có máy bay ném bom tàng hình Horten Ho 2-29.

Xuất phát từ việc các máy bay của Đức luôn bị thiệt hại nặng khi đối đầu với tiêm kích Spitfire hiện đại của Anh, các quan chức Đức quốc xã muốn phát triển một oanh tạc cơ uy lực có thể vươn tới nước Mỹ. Thêm nữa, mẫu máy bay ném bom này có trọng tải trên 1.000 kg, tầm hoạt động hơn 1.000 km với tốc độ 1.000 km/h.

Dựa trên các yêu cầu trên, anh em phi công Reimar và Walter Horten đã phác thảo, thiết kế một mẫu máy bay dạng "cánh bay". Trong đó, phần thân của máy bay được làm từ thép cán, trang bị động cơ BMW 003.

Một đặc điểm nổi bật trong thiết kế máy bay mới của Reimar Horten là phủ một lớp hỗn hợp gồm bột than và keo dán gỗ. Phi công này tin rằng điều đó sẽ giúp hấp thụ sóng radar lên thân máy bay.

Khi kết hợp với bề mặt góc cạnh, lớp phủ đặc biệt trên sẽ giúp oanh tạc cơ Horten Ho 2-29 gần như vô hình trước radar. Khi ấy, kẻ địch sẽ không thể kịp thời phát hiện, bắn hạ và tiêu diệt máy bay của Đức từ sớm. Nhờ đó, máy bay tàng hình của Hitler có thể gây ra thiệt hại lớn cho đối thủ.

Vào tháng 3/1944, nguyên mẫu đầu tiên của máy bay ném bom tàng hình Horten Ho 2-29 được chế tạo và bay thử nghiệm. Nó là mẫu máy bay đầu tiên sử dụng công nghệ tàng hình hiện đại.

Tuy nhiên, kể từ cuối năm 1944 cho đến đầu năm 1945, Đức quốc xã thiệt hại nặng trước các cuộc tấn công của quân Đồng minh. Thêm nữa, Hitler khi đó cũng không còn dư dả ngân sách nên nhiều dự án vũ khí bị tạm dừng hoặc hủy bỏ.

Vì vậy, dự án chế tạo oanh tạc cơ Horten Ho 2-29 của chính quyền Hitler bị bỏ dở để tập trung mọi nguồn lực cho việc bảo vệ, giữ vững những nơi đang chiếm đóng.

Do đó, Đức chỉ chế tạo được 3 nguyên mẫu oanh tạc cơ Horten Ho 2-29 và thử nghiệm chúng bằng cách kéo sau một chiếc tàu lượn. Các chuyên gia nhận định nếu mẫu máy bay ném bom tàng hình này được Đức quốc xã phát triển sớm hơn và đưa vào sử dụng trong Thế chiến 2 thì có thể cục diện chiến sự đã có thay đổi rất nhiều.

Mời độc giả xem video: Câu chuyện ly kỳ về gia đình người lùn Do Thái thời phát xít Đức.

Tâm Anh (theo History)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/hitler-co-the-lat-nguoc-tinh-the-neu-co-sieu-vu-khi-nao-1975989.html