Hình ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Đại tướng Lương Cường và các đại biểu tại Hội nghị Trung ương 9

Sáng 16-5, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII khai mạc trọng thể tại Trụ sở Trung ương Đảng, Hà Nội. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì và phát biểu khai mạc hội nghị.

 Sáng 16-5, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Trong ảnh: Quang cảnh Hội nghị Trung ương 9, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Ảnh: TTXVN

Sáng 16-5, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Trong ảnh: Quang cảnh Hội nghị Trung ương 9, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Ảnh: TTXVN

 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các đại biểu trước phiên khai mạc Hội nghị Trung ương 9. Ảnh: TTXVN

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các đại biểu trước phiên khai mạc Hội nghị Trung ương 9. Ảnh: TTXVN

 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các đại biểu trước phiên khai mạc Hội nghị Trung ương 9. Ảnh: TTXVN

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các đại biểu trước phiên khai mạc Hội nghị Trung ương 9. Ảnh: TTXVN

 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính điều hành Phiên khai mạc Hội nghị Trung ương 9. Ảnh: VOV

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính điều hành Phiên khai mạc Hội nghị Trung ương 9. Ảnh: VOV

 Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Trung ương sẽ bàn về các nội dung: Đề cương các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng; chuẩn bị cho việc chỉ đạo tiến hành đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng và một số vấn đề quan trọng khác. Ảnh: TTXVN

Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Trung ương sẽ bàn về các nội dung: Đề cương các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng; chuẩn bị cho việc chỉ đạo tiến hành đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng và một số vấn đề quan trọng khác. Ảnh: TTXVN

 Phát biểu khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: Theo kế hoạch, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng sẽ diễn ra vào đầu năm 2026, sau đúng một nhiệm kỳ 5 năm toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta nỗ lực phấn đấu thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030 và đất nước ta đã trải qua 40 năm đổi mới, 50 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước và hướng tới kỷ niệm Đảng ta tròn 100 năm thành lập. Đây sẽ là một sự kiện chính trị trọng đại, một dấu mốc rất quan trọng trên con đường phát triển cường thịnh, trường tồn của đất nước ta, dân tộc ta...

Phát biểu khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: Theo kế hoạch, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng sẽ diễn ra vào đầu năm 2026, sau đúng một nhiệm kỳ 5 năm toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta nỗ lực phấn đấu thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030 và đất nước ta đã trải qua 40 năm đổi mới, 50 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước và hướng tới kỷ niệm Đảng ta tròn 100 năm thành lập. Đây sẽ là một sự kiện chính trị trọng đại, một dấu mốc rất quan trọng trên con đường phát triển cường thịnh, trường tồn của đất nước ta, dân tộc ta...

 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu tại Hội nghị này Trung ương dành thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng các tài liệu, thảo luận, cho ý kiến đối với các đề xuất cụ thể nêu trong các Tờ trình và dự thảo Đề cương Báo cáo. Trước hết là về các vấn đề: Chủ đề và phương châm của Đại hội; tiêu đề của Báo cáo chính trị, Báo cáo kinh tế-xã hội, Báo cáo xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng; kết cấu và những nội dung lớn của đề cương các báo cáo, đặc biệt là những vấn đề lớn cần được tập trung nghiên cứu làm rõ trong quá trình xây dựng các văn kiện đã được nêu trong dự thảo Đề cương chi tiết Báo cáo chính trị và Tờ trình của Tiểu ban Văn kiện. Ảnh: TTXVN

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu tại Hội nghị này Trung ương dành thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng các tài liệu, thảo luận, cho ý kiến đối với các đề xuất cụ thể nêu trong các Tờ trình và dự thảo Đề cương Báo cáo. Trước hết là về các vấn đề: Chủ đề và phương châm của Đại hội; tiêu đề của Báo cáo chính trị, Báo cáo kinh tế-xã hội, Báo cáo xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng; kết cấu và những nội dung lớn của đề cương các báo cáo, đặc biệt là những vấn đề lớn cần được tập trung nghiên cứu làm rõ trong quá trình xây dựng các văn kiện đã được nêu trong dự thảo Đề cương chi tiết Báo cáo chính trị và Tờ trình của Tiểu ban Văn kiện. Ảnh: TTXVN

 Trong quá trình thảo luận, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý cần làm rõ tính chất, mục tiêu, yêu cầu và phạm vi của mỗi báo cáo và mối quan hệ giữa các báo cáo. Trong đó, Báo cáo chính trị là văn kiện trung tâm của Đại hội, có nhiệm vụ tiếp tục cụ thể hóa Cương lĩnh của Đảng để lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong nhiệm kỳ mới. Nội dung của Báo cáo chính trị phải mang tầm khái quát cao những vấn đề thuộc về quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Ảnh: TTXVN

Trong quá trình thảo luận, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý cần làm rõ tính chất, mục tiêu, yêu cầu và phạm vi của mỗi báo cáo và mối quan hệ giữa các báo cáo. Trong đó, Báo cáo chính trị là văn kiện trung tâm của Đại hội, có nhiệm vụ tiếp tục cụ thể hóa Cương lĩnh của Đảng để lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong nhiệm kỳ mới. Nội dung của Báo cáo chính trị phải mang tầm khái quát cao những vấn đề thuộc về quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Ảnh: TTXVN

 Về Báo cáo kinh tế-xã hội, Báo cáo xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng, cần có sự phù hợp, nhất quán với quan điểm, định hướng lớn nêu trong Báo cáo chính trị, nhưng không trùng lắp với Báo cáo chính trị. Đặc biệt là, Báo cáo xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng cần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng (nếu có) và xây dựng dự thảo Điều lệ mới của Đảng trình Đại hội XIV xem xét, quyết định. Ảnh: TTXVN

Về Báo cáo kinh tế-xã hội, Báo cáo xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng, cần có sự phù hợp, nhất quán với quan điểm, định hướng lớn nêu trong Báo cáo chính trị, nhưng không trùng lắp với Báo cáo chính trị. Đặc biệt là, Báo cáo xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng cần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng (nếu có) và xây dựng dự thảo Điều lệ mới của Đảng trình Đại hội XIV xem xét, quyết định. Ảnh: TTXVN

 Về định hướng chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, để thống nhất lãnh đạo, chỉ đạo việc chuẩn bị và tiến hành đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, Bộ Chính trị cần ban hành Chỉ thị về vấn đề này. Đây là công việc quan trọng, bảo đảm thành công của đại hội đảng bộ các cấp và góp phần cho thành công của Đại hội toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, cần được Trung ương cho ý kiến. Ảnh: TTXVN

Về định hướng chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, để thống nhất lãnh đạo, chỉ đạo việc chuẩn bị và tiến hành đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, Bộ Chính trị cần ban hành Chỉ thị về vấn đề này. Đây là công việc quan trọng, bảo đảm thành công của đại hội đảng bộ các cấp và góp phần cho thành công của Đại hội toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, cần được Trung ương cho ý kiến. Ảnh: TTXVN

 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị, Trung ương quan tâm thảo luận cụ thể về Tờ trình và dự thảo Chỉ thị, tập trung làm rõ mục đích, yêu cầu, nội dung đại hội đảng bộ các cấp và công tác chuẩn bị nhân sự và bầu cử cấp ủy, đặc biệt là về cơ cấu, số lượng cấp ủy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tỉ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số của cấp ủy tỉnh, thành phố; tiêu chuẩn, độ tuổi tham gia cấp ủy tỉnh, thành phố (về tuổi tái cử và lần đầu tham gia cấp ủy khi đã nâng tuổi nghỉ hưu lên 60 đối với nữ và 62 đối với nam); về bầu cử cấp ủy và bầu đại biểu đi dự đại hội Đảng bộ cấp trên…

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị, Trung ương quan tâm thảo luận cụ thể về Tờ trình và dự thảo Chỉ thị, tập trung làm rõ mục đích, yêu cầu, nội dung đại hội đảng bộ các cấp và công tác chuẩn bị nhân sự và bầu cử cấp ủy, đặc biệt là về cơ cấu, số lượng cấp ủy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tỉ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số của cấp ủy tỉnh, thành phố; tiêu chuẩn, độ tuổi tham gia cấp ủy tỉnh, thành phố (về tuổi tái cử và lần đầu tham gia cấp ủy khi đã nâng tuổi nghỉ hưu lên 60 đối với nữ và 62 đối với nam); về bầu cử cấp ủy và bầu đại biểu đi dự đại hội Đảng bộ cấp trên…

TTXVN - VOV

Nguồn PLO: https://plo.vn/hinh-anh-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-thu-tuong-pham-minh-chinh-dai-tuong-luong-cuong-va-cac-dai-bieu-tai-hoi-nghi-trung-uong-9-post790884.html