Hải Dương: Sắp diễn ra lễ hội đền Xưa tưởng niệm đại danh y Tuệ Tĩnh

Lễ hội truyền thống đền Xưa năm 2024 sẽ diễn ra trong 2 ngày 23 - 24/3 (tức 14 - 15/2 âm lịch), tại di tích quốc gia đặc biệt đền Xưa, xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Trong đó, lễ khai hội sẽ diễn ra từ 8 giờ sáng ngày 23/3.

Đền Xưa được khởi dựng vào khoảng thế kỷ XVII, đến thời Nguyễn di tích được trùng tu hai lần vào các năm Thành Thái 2 (1890) và Bảo Đại 3 (1929).

UBND huyện Cẩm Giàng cho biết, lễ hội truyền thống đền Xưa được tổ chức hàng năm nhằm giáo dục truyền thống “ uống nước nhớ nguồn”, tự tôn dân tộc trong các tầng lớp nhân dân.

Đồng thời, tuyên truyền quảng bá các giá trị văn hóa tiêu biểu của lễ hội; giáo dục truyền thống, ý thức trách nhiệm của cán bộ, nhân dân địa phương trong việc thực hiện, giữ gìn phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc; đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh trong nhân dân và du khách thập phương.

Đền Xưa được khởi dựng tại trung tâm làng Xưa (thôn Nghĩa Phú ngày nay), bên cạnh đình chợ (đình làng).

Khi khởi dựng, di tích có kiến trúc kiểu chữ Nhị (=) gồm 5 gian tiền tế và 3 gian hậu cung, bên trong hậu cung đặt tượng thờ đại danh y, thiền sư Tuệ Tĩnh bằng chất liệu gỗ.

Trong những ngày diễn ra lễ hội, ngày 22/3 sẽ diễn ra lễ mở cửa đền, tế cáo yết. Sáng 23/3 diễn ra lễ khai hội có văn nghệ chào mừng, diễn văn khai hội, cung tuyên văn tế đại danh y, thiền sư Tuệ Tĩnh, các đại biểu và nhân dân dâng hương...; buổi chiều 23/3 sẽ tổ chức các trò chơi dân gian, hát quan họ dưới hồ tại khu di tích đền Xưa... Ngày 24/3 diễn ra tế tạ.

Từ năm 2006, Bộ Y tế phối hợp với UBND tỉnh Hải Dương đầu tư kinh phí trùng tu, tôn tạo đền Xưa, đây là đợt trùng tu lớn được tiến hành trong 2 giai đoạn.

Giai đoạn I từ năm 2006 - 2008 trùng tu, tôn tạo nhà tiền tế 5 gian, hậu cung 3 gian, nhà khách 5 gian, giếng nước và cầu đá vào đền.

Giai đoạn II từ năm 2009 - 2011 gồm các hạng mục sân, vườn thuốc, cổng tứ trụ, tường bao xung quanh di tích.

Ngoài ra, trong các ngày lễ hội có các hoạt động tại di tích như giao lưu văn nghệ chào mừng lễ hội, triển lãm thư pháp, bắt mạch kê đơn, tư vấn sức khỏe nhân dân…

Đền Xưa - quê hương đại danh y, thiền sư Tuệ Tĩnh

Theo tài liệu của UBND huyện Cẩm Giàng, đền Xưa được xây dựng tại Nghĩa Lư trang (tên nôm làng Xưa), quê hương của Đại danh y Tuệ Tĩnh. Ngôi đền được khởi dựng vào khoảng thế kỷ XVII, đến thời Nguyễn di tích được trùng tu hai lần vào các năm Thành Thái 2 (1890) và Bảo Đại 3 (1929). Đền Xưa được khởi dựng tại trung tâm làng Xưa (thôn Nghĩa Phú ngày nay), bên cạnh đình chợ (đình làng).

Đền Xưa được xây dựng để phụng thờ đại danh y Tuệ Tĩnh. Đây chính là quê hương, nơi ông sinh ra và cất tiếng khóc chào đời.

Di tích còn phối thờ tiến sĩ Nguyễn Danh Nho - một công thần triều Lê, có công với dân với nước và cũng là người con của quê hương Nghĩa Lư trang xưa và Nghĩa Phú ngày nay.

Khi khởi dựng, di tích có kiến trúc kiểu chữ Nhị (=) gồm 5 gian tiền tế và 3 gian hậu cung, bên trong hậu cung đặt tượng thờ đại danh y, thiền sư Tuệ Tĩnh bằng chất liệu gỗ.

Toàn bộ công trình được làm bằng gỗ tứ thiết, các con rường, đấu, bẩy được chạm khắc lá lật tạo sự thanh thoát, nhẹ nhàng mang đậm dấu ấn kiến trúc nghệ thuật đầu thời Nguyễn (Thế kỷ XIX), được Nhà nước xếp hạng cấp quốc gia năm 1990 và xếp hạng quốc gia đặc biệt ngày 25/12/2017.

Đền xưa được Nhà nước xếp hạng cấp quốc gia năm 1990 và xếp hạng quốc gia đặc biệt ngày 25/12/2017.

Từ năm 2006, Bộ Y tế phối hợp với UBND tỉnh Hải Dương đầu tư kinh phí trùng tu, tôn tạo đền Xưa, đây là đợt trùng tu lớn được tiến hành trong 2 giai đoạn. Giai đoạn I từ năm 2006 - 2008 trùng tu, tôn tạo nhà tiền tế 5 gian, hậu cung 3 gian, nhà khách 5 gian, giếng nước và cầu đá vào đền; giai đoạn II từ năm 2009 - 2011 gồm các hạng mục sân, vườn thuốc, cổng tứ trụ, tường bao xung quanh di tích.

Toàn bộ công trình tòa tiền tế được làm bằng chất liệu gỗ lim vững chắc, hệ thống cột cái, cột quân có đường kính từ 20 - 40 cm, được đặt trên chân tảng đá hình tròn, nền lát gạch vuông truyền thống.

Gian trung tâm tòa tiền tế có đặt nhang án, ngai và tượng thờ đại danh y Tuệ Tĩnh.

Hệ thống cửa gồm 5 bộ, được làm theo lối “thượng song hạ bản” để trơn, không trang trí, tạo sự chắc chắn trong việc bảo vệ đồ thờ và không gian tâm linh di tích. Gian trung tâm tòa tiền tế có đặt nhang án, ngai và tượng thờ đại danh y Tuệ Tĩnh.

Đền Xưa được xây dựng để phụng thờ đại danh y Tuệ Tĩnh. Đây chính là quê hương, nơi ông sinh ra và cất tiếng khóc chào đời.

Lễ hội truyền thống đền Xưa được tổ chức hàng năm với nhiều nghi thức tế lễ và trò chơi dân gian.

Di tích còn phối thờ tiến sĩ Nguyễn Danh Nho - một công thần triều Lê, có công với dân với nước và cũng là người con của quê hương Nghĩa Lư trang xưa và Nghĩa Phú ngày nay.

Di tích quốc gia đặc biệt đền Xưa tọa lạc tại Nghĩa Phú (tục gọi là làng Xưa), xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.

Lễ hội truyền thống đền Xưa được tổ chức hàng năm với nhiều nghi thức tế lễ và trò chơi dân gian vẫn được các thế hệ bảo tồn, gìn giữ và phát huy. Đây cũng là dịp để du khách và người dân có cơ hội tìm hiểu những giá trị văn hóa, lịch sử của mảnh đất Cẩm Giàng nói riêng, Hải Dương nói chung.

Phùng Nguyện

Nguồn Mekong Asean: https://mekongasean.vn/hai-duong-sap-dien-ra-le-hoi-den-xua-tuong-niem-dai-danh-y-tue-tinh-post32337.html