Hạ tầng đô thị Hà Nội sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính

Ngày 1/8/2008, Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, đây là quyết định mang ý nghĩa lịch sử, thể hiện tầm nhìn chiến lược, mở ra thời kỳ phát triển mới của Thủ đô. Sau 15 năm, Hà Nội có nhiều bước phát triển mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào thành tựu chung của đất nước.

Sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính, từ một thành phố với dân số và diện tích vừa phải, tới nay Hà Nội đã vươn mình mạnh mẽ, trở thành Thủ đô lớn thứ 17 thế giới với diện tích hơn 3.300km2, mức dân số lên tới hơn 8,5 triệu người.

Đại lộ Thăng Long dài 29,264 km là một trong những công trình giao thông trọng điểm được Ban chỉ đạo Quốc gia kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội chọn là công trình hoàn thành chào mừng đại lễ.

Công trình có điểm đầu giao cắt đường vành đai 3 Hà Nội trước trung tâm Hội nghị Quốc gia, điểm cuối là nút giao Hòa Lạc giao cắt với QL21 - đường Hồ Chí Minh. Tổng mức đầu tư dự án là 7.527 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách trung ương là 1.840 tỷ đồng và nguồn vốn của TP Hà Nội là 5.687 tỷ đồng.

Điểm đầu của đại lộ Thăng Long là dự án Nút giao Trung Hòa, khởi công ngày 18/1/2015. Kinh phí đầu tư công trình lấy từ nguồn vốn dư còn lại của Dự án xây dựng giai đoạn 2 - đường Vành đai 3 thành phố Hà Nội đoạn Mai Dịch - Bắc Hồ Linh Đàm với khoản vay ODA của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Tổng mức đầu tư của dự án là 1.087 tỷ đồng, trong đó giá trị gói thầu xây lắp là hơn 717 tỷ đồng.

Sáng 21/10/2012, đường Vành đai 3 trên cao được thông xe. Thời gian này, khi chưa mở rộng kéo dài về phía cầu Thăng Long, dự án có với điểm đầu là Mai Dịch và điểm cuối là phía bắc Hồ Linh Đàm dài 8,9 km, gồm 385 m đường dẫn và 8,5 km cầu cạn chính tuyến; tốc độ thiết kế 100km/k.

Khi mới khánh thành, công trình nhận được sự quan tâm của người dân Hà Nội khi lần đầu cả nước có tuyến vành đai trên cao. Đường có 4 làn cao tốc, 2 làn dừng khẩn cấp. Tổng mức đầu tư vào thời điểm đó là hơn 5.500 tỷ đồng.

Cầu Nhật Tân là một trong những công trình giao thông nổi bật của Thủ đô kể từ sau năm 2008 khi Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội. Cầu được thông xe vào cùng ngày 4/1/2015 với hai công trình khác là đường Võ Nguyên Giáp và nhà ga T2 Cảng hàng không quốc tế Nội Bài. Đây là những dự án trọng điểm quốc gia, có tổng mức đầu tư gần 2 tỷ USD, chủ yếu từ vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản.

Dự án cầu Nhật Tân và đường hai đầu cầu có tổng mức đầu tư hơn 13.626 tỷ đồng với tổng chiều dài 8.930 m bao gồm: phần cầu Nhật Tân có tổng chiều dài 3.755 m với bề rộng mặt cầu 33,2 m (6 làn xe chính và 2 làn dừng khẩn cấp). Riêng cầu chính là cầu dây văng liên tục 5 trụ tháp tượng trưng 5 cửa ô Hà Nội với tổng chiều dài 1.500 m, phần đường dẫn hai đầu cầu có tổng chiều dài 5.170 m.

Đường Võ Nguyên Giáp kết nối cảng hàng không quốc tế Nội Bài với trung tâm Thủ đô dài 12 km, đi qua hai huyện Đông Anh và Sóc Sơn. Dự án khánh thành vào đầu năm 2015, tổng mức đầu tư hơn 6.740 tỷ đồng.

Với vận tốc tối đa 90 km/h, 10 làn xe chạy hai chiều, đường Võ Nguyên Giáp đã giúp giảm thời gian từ Nội Bài về trung tâm Hà Nội chỉ còn 30 phút.

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông là tuyến đường sắt đô thị đầu tiên ở Thủ đô, vận hành chính thức từ cuối năm 2021, tới nay đã trở thành phương tiện công cộng được rất nhiều người dân lựa chọn. Trong suốt 10 năm xây dựng, dự án này đã gặp không ít khó khăn, vướng mắc khiến thời gian triển khai kéo dài, chậm 6 năm so với mốc tiến độ hoàn thành dự kiến ban đầu.

Dự án có tổng mức đầu tư hơn 18.000 tỷ đồng, chiều dài chính tuyến 13,05 km, toàn bộ đi trên cao. Điểm đầu là ga Cát Linh, điểm cuối tại ga Yên Nghĩa. Trên tuyến có 12 nhà ga trên cao và 1 khu depot, khai thác 13 đoàn tàu. Công trình được thiết kế theo tiêu chuẩn đường sắt đôi, khổ 1.435 mm, tốc độ tối đa 80 km/h, tốc độ khai thác 35 km/h. Thời gian chạy tàu từ Cát Linh đến Hà Đông hoặc ngược lại là hơn 23 phút.

Tòa nhà "chọc trời" ở Hà Nội xây dựng sau dấu mốc 2008 như Keangnam (72 tầng).

Lotte Center Hanoi (63 tầng) từng là những tòa nhà cao nhất, nhì Việt Nam.

Bảo tàng Hà Nội khánh thành năm 2010, dịp kỷ niệm đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Công trình do Công ty GMP của Đức thiết kế, lấy ý tưởng từ chùa Một Cột, có dáng dấp như bông hoa sen, gồm 4 tầng nổi và 2 tầng hầm. Tầng một có cửa mở về 4 hướng có tác dụng đón không khí từ 4 hướng với ý nghĩa 4 phương tụ hội về Thủ đô - vùng đất Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến. Năm 2016, tòa nhà Bảo tàng Hà Nội được tạp chí Business Insider (Mỹ) bình chọn là một trong 36 bảo tàng đẹp nhất thế giới. Nơi đây hiện lưu giữ hơn 70.000 tài liệu, hiện vật, thuộc nhiều chất liệu.

Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đây là cao tốc đầu tiên của Việt Nam xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế. Điểm đầu của tuyến đường nằm trên đường vành đai 3 của Hà Nội, cách mố bắc cầu Thanh Trì 1.025 m và điểm cuối là đập Đình Vũ, quận Hải An (Hải Phòng). Phần qua Hà Nội dài 6 km, phần qua Hưng Yên dài 26 km, phần qua Hải Dương dài 40 km, phần qua Hải Phòng dài 33 km.

Cầu Đông Trù có chiều dài 1.240 m, trong đó cầu chính dài 500 m, được xây dựng theo kiểu vòm ống thép. Cầu được khởi công xây dựng vào ngày 10/9/2006 và chính thức khánh thành ngày 9/10/2014. Khi được đưa vào sử dụng cầu đã góp phần đáng kể vào việc giảm tải giao thông giữa hai bên bờ sông Đuống, cũng như của TP Hà Nội.

Sau khi thành lập, quận có diện tích là 185,68 km2, quy mô dân số hơn 400.000 người. 24 xã, thị trấn của huyện sẽ trở thành các phường. Huyện Đông Anh nằm ở phía bắc Hà Nội, ngăn cách với các quận nội thành bởi sông Hồng. Phía đông giáp huyện Gia Lâm và quận Long Biên, phía tây giáp huyện Mê Linh, phía bắc giáp huyện Sóc Sơn.

Một góc giao thông hạ tầng đô thị huyện Mỹ Đức (TP Hà Nội).

Hạ tầng giao thông đô thị ngày nay của huyện Mê Linh (TP Hà Nội).

Phạm Hùng - Duy Minh

Nguồn KTĐT: https://kinhtedothi.vn/ha-tang-do-thi-ha-noi-sau-15-nam-mo-rong-dia-gioi-hanh-chinh.html