Góc nhìn hôm nay: Hành chính hóa quản lý di tích?

Chuyện lấy cắp hoặc cháy nổ đã từng làm mất nhiều cổ vật, di chỉ quý ở nhiều đình-đền-chùa, khó ngăn chặn, cũng do không thể quy trách nhiệm cho cá nhân trông coi, hay là chính quyền sở tại.

Sau Tết Giáp Thìn 2024, có clip ghi lại cảnh người đàn ông thường ngày làm việc ở đền Ông Hoàng Mười (thuộc huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An), nghi là “biển thủ” tiền công đức và cơ quan công an đã phải vào cuộc xác minh.

Còn tỉnh Hà Tĩnh, đã ban hành Kết luận thanh tra về những vi phạm tại đền Chợ Củi (thuộc huyện Nghi Xuân), do từ năm 2014 đến 2023, Ban Quản lý di tích không thể hiện được đúng chức năng, dẫn đến những vi phạm về xây dựng và công quỹ. Qua đó cho thấy, muốn quản lý và bảo vệ được di tích, không nên khoán trắng cho một cá nhân nào, nhưng cũng không nên áp dụng kiểu hành chính hóa cứng nhắc.

Từ năm 2016, khi “Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” được vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, đã đề cao vai trò của các đồng thầy, thủ nhang và những người giữ quyền sở hữu cơ sở vật chất của di tích tín ngưỡng. Cho dù, họ không phải viên chức nhà nước ăn lương ngân sách, nhưng có vai trò không phủ nhận khi chăm sóc nội tự đình - đền.

Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!

Ngọc Dũng

Nguồn Quốc Hội TV: https://www.quochoitv.vn/goc-nhin-hom-nay-hanh-chinh-hoa-quan-ly-di-tich-217541.htm