Giới siêu giàu và những cuộc di cư tìm "miền đất mới"

Năm 2015, ở Trung Quốc, 9.000 triệu phú (tương đương 1% cả nước) đã rời nước này. Trong khi đó, 6.000 người đã đi khỏi Italy, 4.000 rời Ấn Độ và 3.000 rời Hy Lạp.

Năm 2015, 10.000 triệu phú đã rời khỏi Pháp, trong khi Mỹ đón thêm 7.000 người, báo cáo của hãng nghiên cứu tài sản toàn cầu New World Wealth cho biết.

Nghiên cứu trên dựa trên thống kê tài sản, khảo sát, phỏng vấn với các chuyên gia về nhập cư, các hãng quản lý tài chính và số liệu về visa. Đây là năm thứ 3 New World Wealth công bố báo cáo này.

Paris (Pháp) là thành phố có số người thu nhập cao rời đi nhiều nhất, với 7.000 người. Con số này tương đương 6% triệu phú hiện sống tại đây. Phần lớn triệu phú Paris chuyển tới Anh, Mỹ, Canada, Australia và Israel.

Ở Trung Quốc, 9.000 triệu phú (tương đương 1% cả nước) đã rời nước này năm ngoái. Trong khi đó, 6.000 người đã đi khỏi Italy, 4.000 rời Ấn Độ và 3.000 rời Hy Lạp.

Năm 2015, ở Trung Quốc, 9.000 triệu phú (tương đương 1% cả nước) đã rời nước này. (Ảnh minh họa).

"Số người rời đi từ Ấn Độ và Trung Quốc không đặc biệt đáng lo ngại. Do các nước này sản sinh triệu phú mới còn nhiều hơn để mất. Một khi chuẩn mực sống tại đây được nâng cao, người giàu sẽ lại quay về thôi", báo cáo cho biết.

Báo cáo cũng lưu ý thêm rằng ở các quốc gia châu Âu, căng thẳng tôn giáo cũng đang nảy nở trong lòng các nước như Bỉ, Đức, Thụy Điển, và Anh cũng sẽ sớm bị ảnh hưởng tiêu cực trong tương lai gần. Các nước khác cũng chứng kiến dòng di cư của giới siêu giàu như Ai Cập (3.000 người), sau đó là Liên bang Nga, Tây Ba Nha và Brazil đều có khoảng 2.000 tỷ phú di cư. Xét trên phương diện dòng nhập cư, Australia đứng đầu bảng khi có tới khoảng 8.000 người siêu giàu chuyển định cư tới đây, sau đó là Mỹ với 7.000 người và Canada 5.000 người.

Các nhà triệu phú, hay còn được gọi những cá nhân có thu nhập cao, là những người có tài sản 1 triệu USD hoặc hơn từ nơi cư trú ban đầu.

Báo cáo cho biết các triệu phú rời quê hương là một "tín hiệu xấu" cho quốc gia đó. "Triệu phú là nhóm người đầu tiên rời đi. Do họ có đủ điều kiện, không như tầng lớp trung lưu", báo cáo giải thích. Việc này cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến kinh tế địa phương, do rất nhiều người giàu là chủ doanh nghiệp, đóng góp lượng lớn việc làm và nộp khá nhiều thuế.

Ngọc Anh (Tổng hợp)

Nguồn ĐS&PL: http://www.doisongphapluat.com/kinh-doanh/bi-quyet-lam-giau/gioi-sieu-giau-va-nhung-cuoc-di-cu-tim-mien-dat-moi-a139644.html