Giải mật trận vây hãm đẫm máu khiến hơn 1,1 triệu người chết

Trước chế độ cai trị tàn bạo của đế chế La Mã, người Do Thái ở Jerusalem thực hiện cuộc nổi dậy vào năm 66. Vì vậy, đế chế La Mã điều quân vây thành Jerusalem. Cuộc vây hãm đẫm máu này khiến hơn 1,1 triệu người thiệt mạng.

Một cuộc vây hãm đẫm máu xảy ra ở Jerusalem từ năm 66 - 70 trở thành sự kiện chết chóc trong lịch sử nhân loại khi hơn 1,1 triệu người.

Cuộc vây hãm cam go này xuất phát từ sự cai trị tàn bạo của đế chế La Mã. Vào năm 64, Gessius Florus trở thành thống đốc vùng Judea (nay là Israel) của La Mã. Ông nổi tiếng với sự cai trị độc đoán, không quan tâm đến đời sống tôn giáo của người dân địa phương, bao gồm người Do Thái.

Khi đế chế La Mã cần tiền bạc cho các cuộc chinh chiến, xây dựng các công trình, Florus bóc lột người dân khủng khiếp hơn với nhiều loại thuế. Thậm chí, Florus còn cho quân lính đến cướp bóc của cải tại Đền Thánh của người Do Thái ở thành Jerusalem vào năm 66. Không những vậy, đội quân của Florus còn tàn sát khoảng 3.600 người khi họ phản kháng lại hành động cướp bóc ngang ngược của người La Mã.

Bất bình vì sự độc ác của đế chế La Mã, người Do Thái thực hiện cuộc nổi dậy. Lịch sử gọi đây là Chiến tranh Do Thái – La Mã lần thứ nhất. Cuộc nổi dậy diễn ra mạnh mẽ ở Jerusalem. Người dân đánh đuổi, tiêu diệt hoặc đuổi binh sĩ La Mã ra khỏi thành. Họ cũng không cống nộp tài sản cho La Mã. Theo thời gian, cuộc nổi dậy lan khắp vùng Judea.

Trước cuộc nổi dậy ở Jerusalem, hoàng đế La Mã Nero điều thống đốc Cestius Callus dẫn theo 2 vạn quân đến vùng Judea dẹp loạn. Do đó, đội quân La Mã vây hãm Jerusalem suốt 6 tháng. Dù vậy, họ không thể dập tắt được cuộc nổi loạn của người Do Thái.

Thay vào đó, La Mã có khoảng 6.000 binh sĩ tử trận và hàng ngàn người khác bị thương. Lực lượng ở Jerusalem thu nhặt những vũ khí của quân La Mã để sử dụng trong cuộc chiến.

Sau thất bại này, hoàng đế Nero ra lệnh cho danh tướng Vespasian đến Judea dập tắt cuộc nổi loạn. Vì vậy, ông dẫn theo hàng ngàn binh sĩ bao vây Jerusalem lần thứ hai.

Tuy nhiên, khi đang chuẩn bị tấn công Jerusalem, Nero đột ngột qua đời. Vespasian buộc phải nhanh chóng về Rome để lên ngôi hoàng đế. Vì vậy, ông giao lại cho con trai là Titus tiếp tục thực hiện việc dẹp loạn ở Jerusalem.

Vào tháng 4 năm 70, Titus chỉ huy 7 vạn quân sĩ La Mã bao vây và tấn công Jerusalem. Trong khi đó, lực lượng bảo vệ Jerusalem có gần 4 vạn quân. Hai bên diễn ra cuộc chiến khốc liệt.

Trước sức mạnh của quân La Mã, Jerusalem bị công phá vào tháng 9 năm 70. Theo đó, đế chế La Mã giành lại quyền kiểm soát Jerusalem. Theo ước tính, cuộc chiến này đã cướp đi sinh mạng của hơn 1,1 triệu người ở cả 2 phía. Theo đó, đây là một trong những cuộc vây hãm đẫm máu nhất lịch sử.

Mời độc giả xem video: Khoảng 800.000 tấn bom đạn còn sót lại sau chiến tranh. Nguồn: THĐT1.

Tâm Anh (theo Britannica)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/giai-mat-tran-vay-ham-dam-mau-khien-hon-11-trieu-nguoi-chet-1542155.html