Giải mã tấm bia cổ kỳ bí của ngôi đền trấn Nam Thăng Long

Bia 'Cao Sơn đại vương thần từ bi minh' của đền Kim Liên tái hiện câu chuyện đầy màu sắc huyền ảo về sự nghiệp cầm quân của vua Lê...

Là ngôi đền trấn Nam trong Tứ trấn Thăng Long, đền Kim Liên (phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội) còn lưu giữ được nhiều cổ vật quý giá. Nổi bật trong số đó là tấm bia đá cổ “Cao Sơn đại vương thần từ bi minh”.

Là ngôi đền trấn Nam trong Tứ trấn Thăng Long, đền Kim Liên (phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội) còn lưu giữ được nhiều cổ vật quý giá. Nổi bật trong số đó là tấm bia đá cổ “Cao Sơn đại vương thần từ bi minh”.

Tấm bia được tạc từ đá xám nguyên khối, cao 2,43 mét, rộng 1,57 mét, dày 0,22 mét, được đặt trong một nhà bia. Công trình bị bộ rễ của cây si cổ thụ mọc trùm lên, thoạt nhìn trông như một hang động.

Tấm bia được tạc từ đá xám nguyên khối, cao 2,43 mét, rộng 1,57 mét, dày 0,22 mét, được đặt trong một nhà bia. Công trình bị bộ rễ của cây si cổ thụ mọc trùm lên, thoạt nhìn trông như một hang động.

Trán bia “Cao Sơn đại vương thần từ bi minh” trang trí hình rồng uốn khúc yên ngựa, mang bờm lửa đặc trưng của tạo hình rồng Việt thế kỷ 18.

Trán bia “Cao Sơn đại vương thần từ bi minh” trang trí hình rồng uốn khúc yên ngựa, mang bờm lửa đặc trưng của tạo hình rồng Việt thế kỷ 18.

Văn bia do sử thần Lê Tung soạn năm 1510, nói về công lao của thần Cao Sơn trong việc ngầm giúp vua Lê dành lại ngai vàng từ tay ngoại thích.

Văn bia do sử thần Lê Tung soạn năm 1510, nói về công lao của thần Cao Sơn trong việc ngầm giúp vua Lê dành lại ngai vàng từ tay ngoại thích.

Nội dung trên văn bia cho biết, khi vua Lê Tương Dực cầm quân dẹp loạn, khôi phục cơ nghiệp của vua Lê Thái Tổ, có ba vị đại thần là Nguyễn Bá Lân, Nguyễn Hoàng Dụ và Nguyễn Văn Lữ cùng đem quân đi chinh phạt.

Nội dung trên văn bia cho biết, khi vua Lê Tương Dực cầm quân dẹp loạn, khôi phục cơ nghiệp của vua Lê Thái Tổ, có ba vị đại thần là Nguyễn Bá Lân, Nguyễn Hoàng Dụ và Nguyễn Văn Lữ cùng đem quân đi chinh phạt.

Đến địa phận huyện Phụng Hóa (huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình ngày nay) thì mọi người thấy giữa cảnh núi rừng rậm rạp có ngôi đền cổ ghi bốn chữ "Cao Sơn đại vương".

Đến địa phận huyện Phụng Hóa (huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình ngày nay) thì mọi người thấy giữa cảnh núi rừng rậm rạp có ngôi đền cổ ghi bốn chữ "Cao Sơn đại vương".

Lấy làm lạ, vua quan bèn khẩn cầu thần phù trợ. Quả nhiên sau 10 ngày cuộc chinh phạt đã thành công. Vì thế, vua Lê Tương Dực cho lập đền thờ thần Cao Sơn ở Phụng Hóa.

Lấy làm lạ, vua quan bèn khẩn cầu thần phù trợ. Quả nhiên sau 10 ngày cuộc chinh phạt đã thành công. Vì thế, vua Lê Tương Dực cho lập đền thờ thần Cao Sơn ở Phụng Hóa.

Sau này, nhớ ơn thần đã giúp dẹp loạn ở Đông Đô, nên năm 1509 vua cho xây dựng lại đền thờ thần Cao Sơn to đẹp hơn ở phường Kim Hoa phía Nam thành Thăng Long, chính là đền Kim Liên trong Thăng Long Tứ trấn.

Sau này, nhớ ơn thần đã giúp dẹp loạn ở Đông Đô, nên năm 1509 vua cho xây dựng lại đền thờ thần Cao Sơn to đẹp hơn ở phường Kim Hoa phía Nam thành Thăng Long, chính là đền Kim Liên trong Thăng Long Tứ trấn.

Ngày nay, bia “Cao Sơn đại vương thần từ bi minh” của đền Kim Liên được các nhà nghiên cứu coi là vật chứng quý giá về lịch sử của kinh thành Thăng Long xưa.

Ngày nay, bia “Cao Sơn đại vương thần từ bi minh” của đền Kim Liên được các nhà nghiên cứu coi là vật chứng quý giá về lịch sử của kinh thành Thăng Long xưa.

Trên phương diện văn hóa dân gian, tấm bia đã trở thành một vật linh thiêng, thu hút đông đảo khách thập phương về chiêm bái vào các dịp lễ, Tết...

Trên phương diện văn hóa dân gian, tấm bia đã trở thành một vật linh thiêng, thu hút đông đảo khách thập phương về chiêm bái vào các dịp lễ, Tết...

Mời quý độc giả xem video: Choáng ngợp tuyệt tác kiến trúc bằng tăm giang của nghệ nhân Việt | VTV TSTC.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/giai-ma-tam-bia-co-ky-bi-cua-ngoi-den-tran-nam-thang-long-1526149.html