Giải mã mưa sao băng rực sáng bầu trời cuối tháng 7/2022

Một trong những sự kiện thiên văn đáng chú ý của tháng 7 - mưa sao băng Delta Aquarids - sẽ xuất hiện vào đêm thứ 5 rạng sáng thứ 6 tuần này (28-29/7).

 Mưa sao băng Delta Aquarids được hình thành từ những mảnh vụn của sao chổi Marsden và Kracht.

Mưa sao băng Delta Aquarids được hình thành từ những mảnh vụn của sao chổi Marsden và Kracht.

Trận mưa sao băng này xảy ra hàng năm từ 12/7, kéo dài đến 23/8 và đạt cực đại vào đêm 28/7 rạng sáng ngày 29/7.

Trận mưa sao băng này xảy ra hàng năm từ 12/7, kéo dài đến 23/8 và đạt cực đại vào đêm 28/7 rạng sáng ngày 29/7.

Khi đó mưa sao băng sẽ đạt cực đại với khoảng 20 vệt sao một giờ. Điều kiện quan sát mưa sao băng Delta Aquarids năm nay khá thuận lợi vì ít bị trăng non đầu tháng ảnh hưởng.

Khi đó mưa sao băng sẽ đạt cực đại với khoảng 20 vệt sao một giờ. Điều kiện quan sát mưa sao băng Delta Aquarids năm nay khá thuận lợi vì ít bị trăng non đầu tháng ảnh hưởng.

Thời gian quan sát lý tưởng nhất là sau nửa đêm, người yêu thiên văn nên chọn nơi ít ánh sáng đèn và ô nhiễm không khí để ngắm nhìn được mưa sao băng rõ nhất.

Thời gian quan sát lý tưởng nhất là sau nửa đêm, người yêu thiên văn nên chọn nơi ít ánh sáng đèn và ô nhiễm không khí để ngắm nhìn được mưa sao băng rõ nhất.

Các sao băng sẽ bắt nguồn từ chòm sao Aquarius (Bảo Bình), nhưng cũng có thể xuất hiện bất cứ đâu trên bầu trời. Người quan sát cần lưu ý xem dự báo thời tiết.

Các sao băng sẽ bắt nguồn từ chòm sao Aquarius (Bảo Bình), nhưng cũng có thể xuất hiện bất cứ đâu trên bầu trời. Người quan sát cần lưu ý xem dự báo thời tiết.

Ngay sau mưa sao băng Delta Aquatids, vào đêm 12 rạng sáng ngày 13/8, người yên thiên văn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng mưa sao băng Perseids, một trong hai trận mưa sao băng đẹp nhất năm với tần suất thời điểm cực đai có thể đạt 80 vệt sao băng/giờ.

Ngay sau mưa sao băng Delta Aquatids, vào đêm 12 rạng sáng ngày 13/8, người yên thiên văn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng mưa sao băng Perseids, một trong hai trận mưa sao băng đẹp nhất năm với tần suất thời điểm cực đai có thể đạt 80 vệt sao băng/giờ.

Tiếp đó vào tháng 10 chúng ta sẽ tiếp tục được chứng kiến mưa sao băng Draconids và mưa sao băng Orionids.

Tiếp đó vào tháng 10 chúng ta sẽ tiếp tục được chứng kiến mưa sao băng Draconids và mưa sao băng Orionids.

Mưa sao băng Draconids thường diễn ra vào đầu tháng 10 hàng năm (khoảng từ ngày 6/10 đến 10/10). Đây là trận mưa sao băng nhỏ, tần suất vào khoảng 10-15 sao băng trên giờ và kéo dài cả đêm.

Mưa sao băng Draconids thường diễn ra vào đầu tháng 10 hàng năm (khoảng từ ngày 6/10 đến 10/10). Đây là trận mưa sao băng nhỏ, tần suất vào khoảng 10-15 sao băng trên giờ và kéo dài cả đêm.

Tuy nhiên, năm 2022, do ánh trăng sẽ che mờ nên việc quan sát sẽ không được thuận tiện lắm.

Tuy nhiên, năm 2022, do ánh trăng sẽ che mờ nên việc quan sát sẽ không được thuận tiện lắm.

Còn mưa sao băng Orionids sẽ bắt đầu xuất hiện từ ngày 2/10 đến ngày 7/11, đạt cực đại vào đêm 21/10, rạng sáng ngày 22/10. Thời điểm cực đại, bạn có thể nhìn thấy khoảng 25 vệt mỗi giờ. Năm nay thời điểm mưa sao băng không trùng với ngày trăng tròn, do đó việc quan sát sẽ không bị cản trở.

Còn mưa sao băng Orionids sẽ bắt đầu xuất hiện từ ngày 2/10 đến ngày 7/11, đạt cực đại vào đêm 21/10, rạng sáng ngày 22/10. Thời điểm cực đại, bạn có thể nhìn thấy khoảng 25 vệt mỗi giờ. Năm nay thời điểm mưa sao băng không trùng với ngày trăng tròn, do đó việc quan sát sẽ không bị cản trở.

Mời quý độc giả xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV TSTC.

Lê Trang (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/giai-ma-mua-sao-bang-ruc-sang-bau-troi-cuoi-thang-72022-1728948.html