Gây tai nạn sợ bồi thường, chờ chết mới báo động và cái kết khi biết nạn nhân

Lao nhanh xe trong bóng tối, ông Tuấn đâm vào một người đi xe máy. Nhưng vì sợ bồi thường, ông lần lự không báo cảnh sát và cái kết sau đó khiến anh chết lặng.

Đang trên đường trở về nhà sau cuộc gặp gỡ đối tác, ông Tuấn lái xe với tốc độ nhanh trên đường để kịp bữa ăn với vợ và con gái vừa du học trở về.

Ngay khi vừa tới con ngõ để rẽ vào nhà mình, một chiếc xe máy đột nhiên lao đến trước mặt ông Tuấn. Vì quá đột ngột, cả hai ông kịp né tránh nên ông Tuấn đã đâm sầm vào chiếc xe máy. Cú đâm mạnh khiến ông nghe thấy tiếng két của chiếc xe máy, còn xe ô tô lao nhanh vào phía trước và đâm vào bờ tường gần đó.

Vụ tai nạn khiến ông Tuấn chỉ bị va chạm nhẹ, xước tay chân. Lấy lại bình tĩnh, ông mở cửa xe chạy ra xem người đi xe máy bị đâm trước mặt. Thông qua ánh sáng điện thoại, trong màn đêm đen kịp, ông Tuấn mập mờ nhìn thấy một người đang nằm sấp trên đường, trên mặt dính đầy máu và mảnh vỡ thủy tinh, một vài vết thương lớn không ngừng chảy máu, trông rất đáng sợ. Nạn nhân bị thương quá nặng khiến ông không nhìn rõ mặt.

Người đi xe máy liên tục kêu cứu với đôi mắt vô hồn, máu trên cơ thể không ngừng chảy ra. Ông Tuấn hơi rùng mình nghĩ, đại họa đến rồi, gần về đến nhà rồi còn gặp chuyện không may. Ông Tuấn đấm tay vào cửa xe đầy tức giận.

Suy nghĩ xâm chiếm trí óc ông, làm sao đây? Cứu sống được không? Có thể tàn phế hay không? Phải mất bao nhiêu tiền? Phải chịu bao nhiêu trách nhiệm?

Ảnh minh họa

Và rồi trong phút chốc, ông Tuấn lóe lên suy nghĩ đâm chết có khi lại tốt hơn, xong hết mọi chuyện. Đâm chết người tối đa cũng chỉ bồi thường một khoản tiền lớn nhưng nếu tàn phế thì giống như hố không đáy, chi phí y tế, tiền bồi thường, tiền phục hồi chức năng,… cộng lại cũng tiêu tốn kha khá. Thậm chí ông còn nghĩ hay mình đâm lại một lần nữa cho nạn nhân chết đi. Thế nhưng ông sợ hãi không dám làm với lại ông hiểu rõ lợi hại của việc làm này.

Lúc này ông Tuấn thấy mình mông lung, báo cho cảnh sát thôi? Nhưng vừa rút điện thoại ra, ông lại nghĩ: Gọi xong, cảnh sát và bác sĩ sẽ đến, ông không thể tránh khỏi bị khống chế, tiền bồi thường rất lớn. Vừa nghĩ tới cuộc sống vất vả sau này và chi phí chữa bệnh dây dưa không ngừng, ông Tuấn sởn gai ốc.

Ông lâm vào tình thế khó xử, có nên báo hay không? Rồi lúc ấy ông nghĩ việc mang theo điện thoại thật phiền phức. Nếu không có điện thoại, ông chạy vào tận ngõ báo động có khi chạy ra nạn nhân đã chết, ông cũng sẽ bớt lo lắng hơn.

Đúng lúc ấy, ông Tuấn chợt nghĩ, nếu điện thoại hết pin thì sao? Và để cho chiếc điện thoại hết pin, ông mở nhạc trên điện thoại. Trong bóng đêm tiếng nhạc lúc thì êm tai, lúc thì cao vút, trầm bổng, cộng với tiếng rên rỉ của nạn nhân.

Đến lúc này quan sát kỹ, ông Tuấn nhìn thấy nạn nhân rủ người xuống, không còn giãy dụa nữa. Ông đưa tay lên mũi nạn nhân thấy hắn đã ngừng thở. Lúc này, người đã chết, pin điện thoại cũng hết, ông Tuấn hít một hơi thật sâu để lấy lại bình tĩnh rồi chạy vào trong ngõ để điện thoại báo động và cũng nhanh chóng chạy về nhà.

Vừa tới nhà, ông thấy vợ đầy lo lắng đứng ở cửa cất tiếng hỏi sao ông về muộn. Ông gạt tay vợ bảo mình phải đi ngay vì có chuyện xảy ra thì bất ngờ nghe tiếng vợ hỏi có thấy con đâu không.

Ông lặng người không hiểu chuyện gì xảy ra thì vợ nói tiếp, con gái ông vì lo lắng bố có chuyện nên đã mượn xe máy chạy đi đón ông. Nó chỉ vừa mới đi gần tiếng trước. Trong đầu ông Tuấn bỗng thấy có điềm chẳng lành, nắm lấy quần áo của vợ. Anh tối sầm mặt lại và đột nhiên ngã xuống đất. Chuyện gì đã xảy ra.

Bi kịch thực sự đã đến, nếu như khi xảy ra tai nạn, ông Tuấn nhanh chóng tìm cách cứu sống nạn nhân thì sự việc không diễn ra bi thương như vậy. Chỉ vì lợi ích của bản thân ông đã sẵn sàng làm việc ác và phải nhận báo ứng.

Nguồn ĐS&PL: http://www.doisongphapluat.com/doi-song/gay-tai-nan-so-boi-thuong-cho-chet-moi-bao-dong-va-cai-ket-khi-biet-nan-nhan-a193578.html