Gần 35% hàng hóa bán online tại Trung Quốc 'không đạt tiêu chuẩn'

Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp, cá nhân trên thế giới, trong đó có Việt Nam, vẫn tiếp tục nhập hàng từ Trung Quốc về sử dụng, kinh doanh mà không quan tâm đến quyền lợi của người tiêu dùng.

Theo ECN, ban quản lý nhà nước về Công nghiệp và Thương mại Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu và xác định, hơn một phần ba hàng hóa bán trực tuyến tại quốc gia này có chất lượng kém. Cụ thể, 34,5% hàng hóa giao dịch trên nền tảng thương mại điện tử của Trung Quốc không đạt tiêu chuẩn.

Hàng hóa bán trực tuyến tại Trung Quốc không phải 100% là hàng chính hãng. Ảnh: ECN

Ban quản lý đã kiểm tra tổng cộng 503 lô hàng từ những gã khổng lồ về thương mại điện tử của Trung Quốc, bao gồm taobao, Tmaill, JD.com, Yixun, Sunging, yhd.com, Gome, vip.com, Đângng và Amazon Trung Quốc. Trong đó, giới điều tra khẳng định, chỉ 497 mẫu có thể sử dụng và 172 mẫu có vấn đề. Họ cũng cho biết thêm, 93% các vấn đề của sản phẩm liên quan đến chất lượng của hàng hóa, chỉ 7% liên quan đến nội dung thông tin trên bao bì về thành phần hoặc hướng dẫn.

Tuy nhiên, giới chức cho hay, điểm sáng của cuộc kiểm tra này là trong số những mẫu kiểm tra, xuất hiện một số lô hàng giả, không đúng với sản phẩm chính hãng, dẫn đến việc kém chất lượng là điều đương nhiên.

Giới quan sát nhận định, một nghiên cứu của chính phủ vào năm ngoái chứng minh hơn 40% hàng hóa được bán trực tuyến tại Trung Quốc là hàng giả hoặc kém chất lượng là lý do giải thích cho động thái khảo sát chất lượng hàng hóa bán trực tuyến của chính quyền lần này.

Những trang web mua sắm trực tuyến của Trung Quốc đã trở thành địa chỉ nổi tiếng với các sản phẩm kém chất lượng hoặc giả. Người tiêu dùng có thể mua bất cứ hàng hóa gì với giá vô cùng rẻ. Bạn có thể đặt mua một chiếc iPhone 6 và nhận lại một sản phẩm mang thương hiệu Quả Lê nào đó.

Tuy nhiên, Jack Ma, ông trùm thương mại điện tử Alibaba, lại khẳng định đây không phải là điều xấu. Trong một hội nghị của giới đầu tư hồi tháng 6, ông tuyên bố các sản phẩm hàng giả thường có chất lượng cao hơn và giá thấp hơn so với bản gốc.

“Vấn đề là các sản phẩm giả, hàng fake ngày nay càng ngày càng chất lượng và có giá tốt hơn với các sản phẩm chính hãng. Đây không phải là sản phẩm giả mạo để mọi người tẩy chay và tiêu diệt chúng. Đó là mô hình kinh doanh mới”, Jack Ma nhấn mạnh.

Đặt mua điện thoại Quả táo cắn dở, nhận được điện thoại Quả Lê. Ảnh: China News

Trước đó, Alibaba đã phải rất nỗ lực để loại bỏ các sản phẩm kém chất lượng ra khỏi sàn giao dịch thương mại điện tử. Năm ngoái, công ty này đã hỗ trợ cảnh sát bắt 300 người bán. Mặt khác, năm ngoái, ông Jack Ma cũng kiên quyết từ chối giải quyết đơn khiếu nại của Kering SA, đại diện cho các thương hiệu hạng sang như Gucci, Yves, Saint Laurent, cáo buộc công ty này “nhắm mắt làm ngơ để người bán hàng rao bán hàng giả”. Jack Ma cho biết, ông “thà mất tiền chứ không để mất phẩm giá và sự tôn trọng”.

Trong khi đó, Amazon trở thành nơi buôn bán dễ dàng cho các công ty Trung Quốc trong việc bán trực tiếp cho thị trường Mỹ, mặc dù nhiều người Mỹ bắt đầu phàn nàn về việc phải cạnh tranh với hàng nhái giá rẻ.

Bạn đọc có thể tham khảo thông tin chi tiết tại mục Người tiêu dùng

Ái Lê

Nguồn Người Tiêu Dùng: http://www.nguoitieudung.com.vn/gan-35-hang-hoa-ban-online-tai-trung-quoc-khong-dat-tieu-chuan-d48027.html