Fluocinolon: Dùng sai, hại thân

Có một điều rất lạ ở một số người là bất kể bị bệnh ngoài da nào cũng lôi fluocinolon tôi vào chữa trị.

Họ coi tôi như “bảo bối” để chữa bách bệnh ngoài da, mà thực tế tôi đâu có được phép màu ấy. Hãy cảnh giác, vì nếu dùng không đúng tôi còn gây hại cho đấy.

Tôi là một corticosteroid dùng tại chỗ với các dạng kem, gel, mỡ, dung dịch với nhiều nồng độ khác nhau và trú ẩn ở nhiều tên khác nhau trên thị trường như flucina, flucinol, flucivina, flucort, fluocin, fluocinolon... Một số chế phẩm còn phối hợp fluocinolon tôi với kháng sinh như neomycin để điều trị các nhiễm khuẩn ngoài da.

U xơ tử cung - Một trong những nguyên nhân gây khó đậu thai, hiếm muộn

Phát hiện thảo dược "Đặc trị" Đờm Ho, Khó thở, Hen suyễn, COPD lâu năm

Do có tính chất chống viêm, chống ngứa… mà tôi được dùng ngoài da để điều trị các bệnh ngoài da khác nhau như: eczema (eczema tiết bã, hình đĩa, dị ứng), viêm da (viêm da dị ứng, tiếp xúc, viêm da thần kinh), vẩy nến (ngoại trừ dạng vẩy nến lan rộng) và liken phẳng, luput ban đỏ hình đĩa... Nhưng đối với các bệnh ngoài da như trứng cá đỏ, nhiễm khuẩn ở da do vi khuẩn, nấm hoặc virut (Herpes, thủy đậu), hay hăm da… thì tuyệt đối lại không được dùng tôi. Trong cộng đồng, người bệnh rất hay phạm vào các chống chỉ định này làm cho bệnh nặng hơn, tai biến nhiều hơn…

Để an toàn trong dùng thuốc, chỉ dùng fluocinolon tôi trong phạm vi các bệnh được điều trị và theo chỉ định của bác sĩ. Bôi lên vùng da bị bệnh một lớp mỏng, 2-4 lần/ngày, tùy thuộc vào tình trạng nặng hay nhẹ. Người bệnh cần đề phòng nguy cơ tác dụng toàn thân (giống như đường uống) nếu dùng thuốc thường xuyên, bôi trên diện rộng hoặc dùng trong thời gian dài cũng như khi điều trị các vùng dễ bị hăm hoặc băng kín chỗ bôi thuốc.

Với vết thương bị nhiễm khuẩn người bệnh cần dùng dạng phối hợp tôi với kháng sinh, nếu chỉ dùng tôi đơn độc, vết thương sẽ không khỏi mà còn lan rộng ra đấy.

Khi dùng tại chỗ, fluocinolon tôi có thể gây mẫn cảm, kích ứng ở chỗ bôi thuốc hoặc gây teo da, vết rạn, nhiễm khuẩn thứ phát, dát sần, trứng cá đỏ, viêm da mặt… Cần ngừng thuốc nếu thấy kích ứng da hoặc viêm da tiếp xúc trong lúc điều trị, báo cho bác sĩ biết để có biện pháp xử lý kịp thời hoặc thay thuốc điều trị thích hợp.

Nguyễn Thanh Phúc

Nguồn SK&ĐS: http://suckhoedoisong.vn/fluocinolon-dung-sai-hai-than-n135165.html