Dùng nghệ thuật để bảo tồn nghệ thuật

Các thương hiệu đẳng cấp luôn có lòng tin tuyệt đối rằng những kiệt tác nghệ thuật thủ công có chất lượng sẽ vượt qua sự thử thách của thời gian. Nghệ thuật thủ công đỉnh cao cũng giống như nghệ thuật làm phim ảnh, đều cần tâm huyết, đam mê, sáng tạo, khéo léo và đòi hỏi cống hiến thầm lặng theo thời gian. Và hiển nhiên, nhân loại sẽ không thể phát triển nếu nền tảng văn hóa không được các thế hệ tiếp theo cùng lưu giữ.

Một thương hiệu thức uống đẳng cấp mang tên một vị vua Louis của Pháp, một hãng thời trang da lừng danh, một hãng pha lê tinh túy đẳng cấp, các nghệ nhân kim loại quý hiếm, doanh nhân Phillip Nguyễn, nhà báo Lê Quốc Vinh và giới doanh nhân trên toàn thế giới đã cùng gặp nhau tại sự kiện mang tên L’Odysseé D’un Roi (Chuyến du hành của nhà vua) diễn ra cuối tháng 7 vừa qua tại Singapore. Sự kiện là dịp bốn “ông vua” của kỹ thuật thủ công, Louis XIII, Hermès, Saint Louis, Puiforcat, chính thức giới thiệu các tác phẩm nghệ thuật sẽ tham gia đấu giá gây quỹ cho Hiệp hội Phim Ảnh (The Film Foundation) do đạo diễn Martin Scorsese sáng lập. Tại tuần lễ triển lãm, nhà báo Lê Quốc Vinh đã có buổi trò chuyện cùng ông Vincent Gere, đại diện đứng đầu dự án này.

Ông Vincent Gere, bậc thầy 28 năm kinh nghiệm làm việc với các thương hiệu nổi tiếng bậc nhất nước Pháp chia sẻ những câu chuyện của mình với nhà báo Lê Quốc Vinh

Nhà báo Lê Quốc Vinh: Buổi ra mắt các kiệt tác nghệ thuật thủ công được khởi xướng bởi thương hiệu thức uống đẳng cấp nhất nhì nước Pháp, Louis XIII và một số tên tuổi lão làng khác như Hermès, Saint Louis và Puiforcat, tại sao lại có sự kết hợp này?

Vincent Gere: Tôi gọi những thương hiệu này là những thương hiệu được tôn sùng. Lý do đầu tiên là bởi tất cả các thương hiệu đều đặt niềm tin vào nghề thủ công, chế tác tinh xảo. Đó là điểm thực sự khác biệt và cũng là ưu thế. Cho dù đó là mũi khâu, đường khắc bạc, cách để thổi thủy tinh, chạm khắc hay cách chúng ta lựa chọn và tạo sự pha trộn, tất cả đều là nghệ thuật. Thứ hai, các thương hiệu này đã có lịch sử lâu đời, được chứng minh danh tiếng qua thời gian. Và cuối cùng, điều có thể dễ dàng cảm nhận được là sự tỏa sáng và đam mê khi các thương hiệu phối hợp để tạo nên ba bộ kiệt tác nghệ thuật thủ công độc nhất này.

Nhà báo Lê Quốc Vinh: Tất cả đều là kiệt tác nghệ thuật. Tôi biết rằng ông cũng muốn thể hiện điều đó đối với Hiệp hội Phim Ảnh (The Film Foundation). Mối quan hệ giữa những ngành nghề thủ công và nền công nghiệp làm phim là gì?

Vincent Gere: Điểm mấu chốt là để tạo ra sự độc đáo và bảo tồn nghề thủ công, để hình dung ra tương lai, bạn cần phải hiểu, ghi nhớ và bảo vệ cội nguồn. Đó là chính xác những gì đạo diễn Martin Scorsese và nền điện ảnh làm. Khôi phục, bảo tồn giá trị ban đầu không chỉ là bảo vệ bản sao mà còn là chính những kiệt tác điện ảnh. Cho dù bạn khắc thủy tinh, chăm sóc vườn nho, chưng cất, pha trộn theo cách đã được thực hiện từ cách đây 200 năm, hay khi bạn khâu theo cách đặc biệt thì cũng đều giống như khi bạn quay phim ở một phong cách nhất định và tạo được ấn tượng. Đó chính là mục đích, là toàn bộ câu chuyện mà chúng tôi muốn kể.

Nhà báo Lê Quốc Vinh: Bảo vệ các tác phẩm điện ảnh là một cách để bảo tồn và phát triển nền văn hóa của một quốc gia, ông có nghĩ rằng thương hiệu của ông có thể góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy nền văn hóa thế giới?

Vincent Gere: Miễn là chúng ta luôn luôn làm điều đúng đắn và bảo tồn nó cho hiện tại và tương lai. Chúng ta nhìn vào quá khứ không chỉ vì lợi ích mà còn để làm một điều gì đó cho quá khứ đấy. Chúng tôi dùng nghệ thuật. Khi bạn đang đứng trước một tác phẩm nghệ thuật thực sự, bạn sẽ cảm nhận và rung động. Đó chính là những gì chúng tôi luôn cố gắng thực hiện.

PV

đạo diễn , điện ảnh , nghệ thuật , nổi tiếng , ấn tượng , tên tuổi , cố gắng , đam mê

Nguồn Đẹp: http://dep.com.vn/Dep-Chon/Dung-nghe-thuat-de-bao-ton-nghe-thuat/47064.dep