Đức đẩy mạnh sản xuất mìn chống tăng DM22 tốt nhất thế giới

Mìn chống tăng DM22 do Đức sản xuất đang được sử dụng rất tích cực trên chiến trường Ukraine.

Doanh nghiệp TDW có trụ sở tại Đức - một công ty con của Tập đoàn MBDA châu Âu, đã được giao nhiệm vụ tiếp tục sản xuất mìn chống tăng DM22 cho lực lượng vũ trang Đức (Bundeswehr).

Doanh nghiệp TDW có trụ sở tại Đức - một công ty con của Tập đoàn MBDA châu Âu, đã được giao nhiệm vụ tiếp tục sản xuất mìn chống tăng DM22 cho lực lượng vũ trang Đức (Bundeswehr).

Cần lưu ý là việc sản xuất đã ngừng lại cách đây một thập kỷ, quyết định chuyển một lượng đáng kể loại mìn này sang Ukraine đã làm cạn kiệt lượng dự trữ hiện có, dẫn tới yêu cầu sản xuất bổ sung.

Cần lưu ý là việc sản xuất đã ngừng lại cách đây một thập kỷ, quyết định chuyển một lượng đáng kể loại mìn này sang Ukraine đã làm cạn kiệt lượng dự trữ hiện có, dẫn tới yêu cầu sản xuất bổ sung.

Cụ thể, hợp đồng bao gồm tổng cộng 2.600 quả mìn nhằm mục đích thay thế khối lượng đã cung cấp cho Lực lượng vũ trang Ukraine.

Cụ thể, hợp đồng bao gồm tổng cộng 2.600 quả mìn nhằm mục đích thay thế khối lượng đã cung cấp cho Lực lượng vũ trang Ukraine.

Giá trị của hợp đồng là 68 triệu euro, nghĩa là chi phí cho mỗi quả mìn DM22 là khoảng 26,1 nghìn euro. Ngoài ra còn có một lựa chọn trong hợp đồng là sản xuất thêm 10.000 quả nữa.

Giá trị của hợp đồng là 68 triệu euro, nghĩa là chi phí cho mỗi quả mìn DM22 là khoảng 26,1 nghìn euro. Ngoài ra còn có một lựa chọn trong hợp đồng là sản xuất thêm 10.000 quả nữa.

Thời hạn để TDW tiếp tục sản xuất mìn DM22 là khá rộng. Lô trình diễn dự kiến hoàn thành vào năm 2025, bắt đầu sản xuất hàng loạt trong cùng năm và đợt giao hàng cuối cùng dự kiến vào năm 2027.

Thời hạn để TDW tiếp tục sản xuất mìn DM22 là khá rộng. Lô trình diễn dự kiến hoàn thành vào năm 2025, bắt đầu sản xuất hàng loạt trong cùng năm và đợt giao hàng cuối cùng dự kiến vào năm 2027.

Về mặt thiết kế, DM22 nổi bật như một loại mìn chống tăng không điển hình. Về mặt kỹ thuật, nó hoạt động như một súng phóng lựu chống tăng.

Về mặt thiết kế, DM22 nổi bật như một loại mìn chống tăng không điển hình. Về mặt kỹ thuật, nó hoạt động như một súng phóng lựu chống tăng.

Quả mìn được kích hoạt khi cáp quang bị hỏng, khối thuốc nổ sẽ tạo luồng xuyên lõm đi xa 40 m, nhắm vào thành xe để xuyên thủng lớp giáp dày vài chục cm.

Quả mìn được kích hoạt khi cáp quang bị hỏng, khối thuốc nổ sẽ tạo luồng xuyên lõm đi xa 40 m, nhắm vào thành xe để xuyên thủng lớp giáp dày vài chục cm.

Theo đề xuất của Giám đốc điều hành TDW - ông Andreas Seitz trong một tuyên bố với Tạp chí quốc phòng Janes, việc sản xuất lô trình diễn có thể báo hiệu việc tạo ra một biến thể DM22 mới.

Theo đề xuất của Giám đốc điều hành TDW - ông Andreas Seitz trong một tuyên bố với Tạp chí quốc phòng Janes, việc sản xuất lô trình diễn có thể báo hiệu việc tạo ra một biến thể DM22 mới.

Mẫu DM22 sửa đổi này, cùng với cơ chế khởi động truyền thống, có thể được trang bị các cảm biến bổ sung, bao gồm cảm biến hồng ngoại, radar, địa chấn và âm thanh.

Mẫu DM22 sửa đổi này, cùng với cơ chế khởi động truyền thống, có thể được trang bị các cảm biến bổ sung, bao gồm cảm biến hồng ngoại, radar, địa chấn và âm thanh.

Bạch Dương

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/duc-day-manh-san-xuat-min-chong-tang-dm22-tot-nhat-the-gioi-post659570.html