Dự án Trung tâm khí đốt Nga-Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bị thọc gậy bánh xe?

Theo ông Necdet Pamir - Chuyên gia năng lượng hàng đầu của Thổ Nhĩ Kỳ kiêm cựu giám đốc điều hành của công ty dầu mỏ quốc gia TPAO của Thổ Nhĩ Kỳ, tâm lý chống Nga trong giới lãnh đạo châu Âu và những đặc thù khuôn khổ pháp lý của Thổ Nhĩ Kỳ có thể làm phức tạp hóa tham vọng thực hiện dự án trung tâm khí đốt do Nga khởi xướng.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (phải) và Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) tham dự lễ khánh thành đường ống dẫn khí đốt "TurkStream" vào ngày 8 tháng 1 năm 2020 tại Istanbul

Ông Necdet Pamir giải thích: "Các cuộc thảo luận về dự án trung tâm khí đốt đã trỗi dậy. Tuy nhiên, họ muốn lấy trung tâm này làm nền tảng chính để bán khí đốt của Nga sang châu Âu. Như vậy, có hai vấn đề ảnh hưởng đến tương lai của trung tâm này. Xuất khẩu khí đốt qua Thổ Nhĩ Kỳ hoặc trực tiếp từ Nga vẫn tiếp tục trở thành vấn đề đáng chất vấn, trừ phi có sự thay đổi trong giới lãnh đạo châu Âu, ở Đức, Pháp, EU… Những người muốn hành động phù hợp với lợi ích của Mỹ. Hơn nữa, vấn đề cơ sở pháp lý vẫn còn đó”.

Theo vị chuyên gia, để đạt được thành công trong một dự án đi theo loại hình trung tâm khí đốt, mà Ankara và Moscow đang thảo luận hiện nay, “thì ý thức chính trị của châu Âu cần phải thay đổi, và các nhà lãnh đạo phải bắt đầu nghĩ đến lợi ích cho đất nước của họ”.

Ông nói, đề xuất của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc xây dựng một trung tâm khí đốt đã thu hút giới lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ và làm tăng tầm quan trọng của đất nước này. Thế nhưng, "chừng nào các nhà lãnh đạo châu Âu tiếp tục giữ quan điểm muốn cản trở Nga thì chừng đó, dự án trung tâm khí đốt khó mà thành công được”.

Ngoài ra, "khía cạnh phức tạp thứ hai là cơ sở pháp lý của thị trường năng lượng Thổ Nhĩ Kỳ. Họ không tạo cho những nhà cung cấp từ Nga, Iran, Azerbaijan, những khả năng thuận tiện để giải quyết vấn đề nảy sinh trong bối cảnh trung tâm muốn vận hành theo nguyên tắc thị trường tự do và hình thành giá cả tự do”. Từ đó, ông kêu gọi “thay đổi cơ sở pháp lý”, dù “điều này khó có thể thực hiện nhanh chóng”.

Vào tháng 10/2022, Putin đề xuất thành lập một trung tâm khí đốt tại Thổ Nhĩ Kỳ để chuyển hướng dòng khí đốt đang bị thất thoát khỏi đường ống Nord Stream. Về phía Thổ Nhĩ Kỳ, họ cho biết hầu hết mọi thứ đã sẵn sàng để bắt đầu dự án, nhưng cần phải có điều chỉnh trong bộ luật. Vào đầu tháng 4, Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa ra những quyết định đầu tiên cho hoạt động của công ty khai thác dầu khí Botas của Thổ Nhĩ Kỳ, cùng một số nhà cung cấp khác.

Ngọc Duyên

AFP

Nguồn PetroTimes: https://petrotimes.vn/du-an-trung-tam-khi-dot-nga-tho-nhi-ky-se-bi-thoc-gay-banh-xe-693753.html