Đồng Tháp: gần 500 sinh viên bị lừa vì bằng trung cấp dược

SGTT.VN - Mặc dù phải thuê nhà Văn hóa lao động của tỉnh và nhà dân làm lớp học, nhưng trường trung cấp nghề Tân Bách Khoa chi nhánh Đồng Tháp (địa chỉ 16A Trần Thị Nhượng, phường 4, TP Cao Lãnh) đã chiêu sinh đào tạo kỹ thuật viên dược, hệ chính quy tập trung hai năm.

Với chiêu quảng cáo khi ra trường các học viên sẽ có bằng trung cấp dược, có thể mở tiệm thuốc tây, gần 500 sinh viên ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã bị lừa. Trụ sở trường Tân Bách Khoa là căn nhà thuê của dân nhưng vẫn rầm rộ mở lớp chiêu sinh kỹ thuật viên trung cấp. Ảnh: Hùng Anh Sinh viên Phạm Hoài Bảo, quê Bến Tre cho biết, khi hay tin ở Đồng Tháp có trường Tân Bách Khoa mở lớp trung cấp dược, Bảo và nhiều bạn đã đến thành phố Cao Lãnh đăng ký học. Ngày 15.10.2008, khóa trung cấp dược khai giảng với 450 sinh viên, học phí hai năm là 8 triệu đồng. Nhưng sau sáu tháng học tập, các sinh viên hoang mang vì lớp học là nhà dân và nhà Văn hóa lao động, do trường Tân Bách Khoa thuê mướn. Sau hai học kỳ, học một số môn đại cương, qua học kỳ ba, theo thông báo của trường sẽ học vào tháng 9.2009, nhưng đến tháng 8.2009, trường Tân Bách Khoa… đóng cửa, toàn bộ sinh viên phải ngưng học đến nay. Theo sở Lao động – thương binh và xã hội (LĐ–TB&XH) Đồng Tháp, tháng 9.2008, UBND tỉnh Đồng Tháp chấp thuận cho công ty TNHH thương mại dịch vụ Tân Bách Khoa thuê đất để xây trường trung cấp nghề Tân Bách Khoa tại phường 11, TP Cao Lãnh; thời hạn đầu tư xây dựng trước tháng 9.2009. Nhưng đến nay, công trình xây dựng trường Tân Bách Khoa vẫn còn nằm trên giấy. Trong khi đó, trường đã tự tiện tuyển sinh các lớp kỹ thuật viên dược từ tháng 7.2008 dù chưa có cơ sở vật chất phục vụ việc dạy và học. Ông Nguyễn Thành Thi, trưởng phòng quản lý đào tạo nghề (sở LĐ–TB&XH Đồng Tháp) cho biết, năm 2008 bộ LĐ–TB&XH ban hành tạm thời danh mục đào tạo trung cấp nghề, cao đẳng nghề có quy định trường trung cấp nghề được đào tạo nghề kỹ thuật viên dược, nên sở LĐ–TB&XH cho phép trường Tân Bách Khoa tuyển sinh. Nhưng đến tháng 12.2008, bộ LĐ–TB&XH quy định lại: các nghề thuộc ngành y, dược, trong hồ sơ đăng ký hoạt động dạy nghề phải có văn bản của bộ chuyên ngành xác nhận đủ các điều kiện đảm bảo đào tạo các nghề đó. Do chưa đáp ứng quy định trên, trường Tân Bách Khoa đã ngưng việc đào tạo nghề các lớp kỹ thuật viên dược. Khi các sinh viên phản ứng chuyện học giữa chừng phải nghỉ, ông Nguyễn Công Toại, hiệu trưởng trường Tân Bách Khoa khẳng định: trường không có thẩm quyền cấp bằng hệ trung cấp, chỉ được cấp bằng sơ cấp dược. Những sinh viên nào muốn học tiếp, thì đến trường đại học dân lập quốc tế Hồng Bàng TP.HCM học thêm hai năm, với mức học phí phải đóng tiếp là 20 triệu đồng. Trường này đã đồng ý cho chuyển học viên sang học các nghề dược sĩ, y sĩ đa khoa, y sĩ y học cổ truyền, điều dưỡng đa khoa hệ trung cấp chuyên nghiệp; nếu đồng ý học, các học viên sẽ phải làm hồ sơ để học lại. Nếu suôn sẻ, các sinh viên trường Tân Bách Khoa sẽ học lại với trường đại học dân lập quốc tế Hồng Bàng vào đầu năm 2011. Nhưng giải pháp trên do ông Toại nói miệng, chưa có một văn bản ký kết cụ thể nào giữa các bên có trách nhiệm. Khi sinh viên và phụ huynh yêu cầu trường Tân Bách Khoa giải quyết vấn đề học phí 4 triệu đồng mà học viên lớp kỹ thuật viên dược đã đóng, ông Trần Công Toại nói: chỉ có thể trả lại phần tiền theo tỷ lệ phần trăm các môn chưa học là 720.000 đồng. Muốn học tiếp, phải lên TP.HCM Liên hệ với trường đại học dân lập quốc tế Hồng Bàng, các sinh viên được biết: không thể chuyển tiếp quá trình một năm học và điểm thi ở trường Tân Bách Khoa sang chương trình học của trường đại học dân lập quốc tế Hồng Bàng. Có thể trường đại học dân lập quốc tế Hồng Bàng sẽ xem xét từng môn học của từng học viên, nếu môn học nào tương thích với chương trình của trường đại học dân lập quốc tế Hồng Bàng, thì sẽ công nhận môn học đó. Học phí sẽ là 10.980.000 đồng/1 năm, nhưng do thông cảm với hoàn cảnh khó khăn của học viên tại Đồng Tháp, trường sẽ giảm 10% học phí. Nếu muốn chuyển sang học ở trường đại học dân lập quốc tế Hồng Bàng, sinh viên phải mua hồ sơ với giá 30.000 đồng/1 bộ, đóng thêm 30.000 đồng lệ phí xét tuyển và nộp học phí 4.990.000 đồng/1 học kỳ,… Tuy nhiên, tại thành phố Cao Lãnh, trường đại học dân lập quốc tế Hồng Bàng không có cơ sở vật chất, phòng thực hành thí nghiệm theo yêu cầu đào tạo dược sĩ trung cấp. Do đó, muốn học tiếp ở trường đại học dân lập quốc tế Hồng Bàng, học viên phải lên TP.HCM. Liên hệ với trường đại học dân lập quốc tế Hồng Bàng, các sinh viên được biết: không thể chuyển tiếp quá trình một năm học và điểm thi ở trường Tân Bách Khoa sang chương trình học của trường đại học dân lập quốc tế Hồng Bàng. Có thể trường đại học dân lập quốc tế Hồng Bàng sẽ xem xét từng môn học của từng học viên, nếu môn học nào tương thích với chương trình của trường đại học dân lập quốc tế Hồng Bàng, thì sẽ công nhận môn học đó. Học phí sẽ là 10.980.000 đồng/1 năm, nhưng do thông cảm với hoàn cảnh khó khăn của học viên tại Đồng Tháp, trường sẽ giảm 10% học phí. Nếu muốn chuyển sang học ở trường đại học dân lập quốc tế Hồng Bàng, sinh viên phải mua hồ sơ với giá 30.000 đồng/1 bộ, đóng thêm 30.000 đồng lệ phí xét tuyển và nộp học phí 4.990.000 đồng/1 học kỳ,… Tuy nhiên, tại thành phố Cao Lãnh, trường đại học dân lập quốc tế Hồng Bàng không có cơ sở vật chất, phòng thực hành thí nghiệm theo yêu cầu đào tạo dược sĩ trung cấp. Do đó, muốn học tiếp ở trường đại học dân lập quốc tế Hồng Bàng, học viên phải lên TP.HCM.

Nguồn SGTT: http://sgtt.vn/thoi-su/128671/dong-thap-gan-500-sinh-vien-bi-lua-vi-bang-trung-cap-duoc.html